Từ trước tới nay, Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn của đất nước, đây là dịp mà gia đình sum vầy, con cháu đi làm xa tề tựu đông đủ. Khi còn là những đứa trẻ, nhắc đến Tết Nguyên Đán ai cũng háo hức với những bộ quần áo mới, với ngày nghỉ học dài. Nhưng dần lớn lên, Tết Nguyên Đán trở thành nỗi bận tâm lớn. Đến khi về già người ta lại càng sợ Tết Nguyên Đán hơn. Còn vì sao thì hãy xem qua 3 câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện thứ nhất kể về cụ Long:
“Tôi tên là Long, năm nay đã 61 tuổi, trước đây vợ chồng tôi rất mong chờ cái Tết Nguyên Đán, vì khi Tết đến chúng tôi mới được gặp mặt tất cả những đứa con yêu của mình về nhà. Cả một năm trời, trong một số dịp lễ khác chúng tôi cũng không được gặp con cái, một năm mới có một lần dịp lễ lớn là Tết Nguyên Đán nên chúng tôi rất mong chờ. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, mỗi khi Tết đến xuân về, tôi lại sợ.
Nhiều người thích ăn mừng năm mới. Đây quả thực là một dịp lễ tốt, mọi người đều vui vẻ vẻ và hạnh phúc bên nhau. Trong những ngày Tết, chúng tôi đón tiếp con cháu, họ hàng, làng xóm đến chúc Tết. Chúng tôi cũng không còn cô đơn khi con cái trở về, chúng sẽ dẫn theo những đứa cháu, vì thế không khí càng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nhưng đó cũng chính là vấn đề mà tôi lo lắng. Chúng tôi phải chuẩn bị mọi thứ, vợ tôi sức khỏe không tốt nên thành ra mọi việc từ lớn đến nhỏ đều một mình tôi gánh vác, kể cả nấu ăn.
Tôi phải chuẩn bị đủ thứ, sáng sớm tôi đã phải bận rộn, lọ mọ dưới bếp không có lúc nào ngơi tay. Trước đây khi còn sức khỏe tôi không nghĩ ngợi và thấy khó khăn gì, nhưng giờ già rồi, sức khỏe tôi không còn tốt như trước. Nếu phải đứng làm quá lâu, tôi sẽ bị đau lưng nguyên ngày.
Vào dịp Tết, khi các con làm xa cả năm mới về, chúng sẽ mời họ hàng đến ăn bữa cơm gia đình. Nhưng rồi người nấu ăn lại chỉ có mình tôi. Tôi nấu cơm nước xong xuôi, mời mọi người qua ăn cơm. Ăn no xong thì họ cứ thế lần lượt ra về, và tôi lại là người dọn dẹp đống bừa bộn, từ rửa bát đến quét nhà, phải mất nguyên một buổi trời. Và khi tôi dọn xong cũng đã muộn. Càng nghĩ tôi càng thấy chuyện này thật khủng khiếp, tôi thậm chí không muốn có thêm lần nào nữa.
Ngày xưa các con chưa lập gia đình còn đỡ, nhưng giờ chúng đều có gia đình hết, con nhỏ nên khi về nhà chơi tôi cũng không thể trông cậy có được sự giúp đỡ từ chúng. Mặc dù tôi hy vọng chúng có thể giúp tôi một tay, như vậy tôi không phải mệt mỏi. Nhưng chúng không bao giờ nghĩ được như vậy, chúng lười nhác và cảm thấy bẩn thỉu khi phải đụng tay vào làm việc nhà. Trước đây tôi đã mong ngóng đến lúc được đoàn tụ với con cái, không khí của gia đình sẽ nhộn nhịp và vui vẻ, tôi sẽ không còn cô đơn lạc lõng. Nhưng bây giờ tôi mong muốn có được một cái Tết Nguyên Đán bình yên như xưa. Mặc dù cô đơn một chút nhưng tôi không phải mệt mỏi như vậy. Tôi không biết phải đối phó ra sao vào những năm sau này nữa”.
Câu chuyện thứ hai là của dì Duyên 63 tuổi:
“Tôi tên Duyên, năm nay đã 63 tuổi, khi còn trẻ tôi là người luôn bận rộn. Trước đây, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán tôi hầu như không được nghỉ ngơi cho đến ngày 30 Tết. Tôi còn phải lăn lộn kiếm tiền, nên tôi thực sự rất thích không khí của Tết. Cả gia đình sẽ được đoàn tụ cùng nhau, bố mẹ và con cái có thể nói chuyện, tâm sự với nhau. Đặc biệt là các con tôi có thể về thăm tôi một chuyến. Sau này khi có tuổi chúng tôi nghỉ làm, cuộc sống cũng khá nhàn.
Vợ chồng tôi chỉ có hai cô con gái, sau khi chúng lớn lên và đi làm, cơ hội chúng tôi gặp các con khá ít ỏi. Chúng không có thời gian về nhà, có lần chúng tôi đã khuyên chúng về quê làm việc để thấy chúng thường xuyên hơn, nhưng chúng không muốn, chúng cảm thấy rằng ở quê không thể phát triển tương lai. Vì vậy chúng lựa chọn đến thành phố lớn để phát triển sự nghiệp, mà thành phố thì cách xa thôn quê của chúng tôi. Bình thường chúng khá bận với công việc, vì thế chỉ có Tết Nguyên Đán mới về nhà. Khi các con tôi không có ở nhà, vợ chồng tôi thấy rất buồn chán, chúng tôi không biết làm gì. Nhưng vào Tết Nguyên Đán, vợ chồng tôi mới thấy hạnh phúc và tươi vui hơn.
Thế nhưng những năm gần đây, tôi không còn mong chờ Tết Nguyên Đán nữa. Thay vào đó tôi sợ Tết hơn. Nhìn lại hai năm qua, tôi thấy sợ. Có một điều tôi không thích đó chính là khi con gái trở về, mục đích của chúng có lẽ không phải để đoàn tụ, để thăm chúng tôi mà là để so sánh.
Đặc biệt là mỗi khi em gái vợ đến, em vợ lấy chồng tương đối khá giả, điều kiện gia đình cũng tốt. Mỗi dịp Tết đến nhà tôi chơi, em vợ rất hào phóng, còn lì xì cho các cháu tôi 100-200K, Tết nào cũng vậy. Rồi hai năm lại đây, việc làm ăn của vợ chồng em vợ rất tốt, Tết Nguyên Đán còn cho cháu tôi tôi mỗi đứa 500k. Đến khi tôi lì xì, chúng mở ra thấy tờ 100k, liền tỏ thái độ ghét bỏ, còn nói thẳng:
“Lì xì của ông quá ít, cháu không lấy, cháu muốn 500k cơ”. Câu nói của cháu khiến tôi mất mặt.
Dù lời nói của đứa trẻ không có ác ý nhưng lúc đó là Tết Nguyên Đán, rất nhiều người thân có mặt ở đó, tôi xấu hổ nên phải quay vào phòng lấy tờ 400k và đưa cho chúng. Thật ra tôi cũng không phải người keo kiệt, những điều kiện gia đình tôi không tốt lắm, tôi vẫn luôn nghĩ rằng có gì ăn nấy, tôi không muốn bản thân phải bươn chải kiếm tiền để mệt mỏi. Nếu bạn bị các cháu của mình so sánh như vậy, bạn sẽ rất giống tôi.
Sau đó, khi những cái Tết sau đến, các cháu tôi thường hay chế giễu, chúng nói rằng đừng lì xì cho chúng 100k nữa, nếu không chúng sẽ không vui.
Sau lần ấy, tôi chỉ có thể như em gái vợ, chúng muốn bao nhiêu chúng tôi cũng sẽ đưa. Để không làm mọi người chê cười, tôi chỉ biết nhờ con gái gửi ít tiền cho chúng tôi bỏ lì xì. Cứ như thế số tiền tiết kiệm và lương ít ỏi của chúng tôi đã tiêu hết.
Sau Tết, vợ chồng tôi nhàn rỗi, buồn chán nên tính xem tiêu Tết hết bao nhiêu tiền. Trừ mua sắm đồ đặc, chiêu đãi anh em họ hàng. Tính chỉ riêng tiền lì xì cho các cháu nhỏ đã tốn hết gần 10 triệu. Vợ chồng tôi đông anh em nên càng đông trẻ, nếu tất cả chúng đến thì 10 triệu này chưa chắc đã đủ. Nghĩ đến đây tôi lại sợ tiền tiết kiệm của chúng tôi không còn nhiều, và lương hưu được bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Mặc dù tiền lương hưu của cả hai vợ chồng là 5 triệu mỗi tháng, nhưng chúng tôi vẫn phải chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, chẳng những thế còn ốm đau. Chúng tôi không có nhiều tiền để bỏ lì xì cho các cháu nữa.
Mặc dù chồng tôi không nói gì nhưng anh ấy nghĩ rằng Tết Nguyên Đán vui vẻ, tiêu bao nhiêu, hay lì xì thì cũng là cho con cho cháu. Mặc dù tôi không suy nghĩ nhiều nhưng trải qua nhiều lần như vậy, tôi đã ngộ ra. Tôi và chồng đều đã già, chúng tôi phải nghĩ cho tương lai của mình nữa. Thực sự không thể sống như vậy được. Bây giờ tôi hy vọng Tết năm nay không đến sớm. Vì nếu đến sớm tôi không có đủ tiền lì xì cho các cháu, tôi sợ rằng mình sẽ không thể có một năm mới hạnh phúc”.
Câu chuyện thứ ba là của bác Chung 65 tuổi:
“Tôi tên là Chung, năm nay tôi 65 tuổi, từ khi về hưu chúng tôi cũng có một ít tiền tiết kiệm và hưu trí riêng. Vợ chồng tôi luôn tiết kiệm, dành dụm tiền, có thể là lúc trẻ chúng tôi sợ nghèo nên chúng tôi đã nỗ lực cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Chúng tôi không chi tiêu hoang phí.
Vợ chồng tôi có một trai và một gái, sau khi cưới nhau chúng ít về quê thăm chúng tôi. Chúng tôi biết các con bận công việc nên không thể về, chúng tôi hiểu điều đó. Vì vậy chúng tôi rất mong đến Tết. Chỉ có Tết chúng tôi mới có thể gặp được chúng. Mỗi dịp Tết đến, các con tôi đều sẽ đưa các cháu về chơi. Tôi từng nghĩ gia đình sum họp, sôi nổi, náo nhiệt là điều rất vui, nhưng bây giờ tôi không nghĩ như vậy, tôi đặc biệt sợ Tết.
Trước đây, Tết Nguyên Đán rất đơn giản, không có nhiều toan tính và sự so sánh ghen tị. Khi đó mong muốn chỉ là chiếc bánh, chiếc kẹo hoặc dành thời gian đi chơi.
Tuy nhiên, bây giờ Tết Nguyên Đán đã khác, tôi cảm thấy đây trở thành dịp để người người so sánh, họ quan tâm đến tiền bạc, quần áo và quà cáp hơn. Hơn nữa lại không chọn ăn cơm ở nhà, mà đi nhà hàng cao cấp. Vợ chồng tôi rất phản đối việc đi ăn như vậy, chúng tôi nghĩ có nhất thiết phải thể hiện là người giàu có như vậy không? Có nhất thiết phải đến nhà hàng để ăn?
Khi đến nhà hàng, anh em họ hàng không tập trung vào thức ăn, mà họ chỉ đăm đăm vào so sánh con mình và con người khác như thế nào. So sánh xem có nhiều tiền không, có đi xe sang hay không? Khoe gia đình xong họ còn không quên nói kháy đến bạn. Đúng thật là điều kiện của tôi không bằng nhiều nhà khác, vì thế mà thường bị họ hàng lấy ra làm trò cười. Tôi hết lời để nói luôn.
Ra ngoài ăn cũng rất tốn nhiều tiền, hết tiền ăn lại đến tiền lì xì. Từ trẻ nhỏ đến người già, vừa tặng quà lẫn lì xì. Mà quà không thể quá rẻ tiền. Vốn dĩ tôi rất muốn tiết kiệm nhiều hơn để lo cuộc sống về hưu, nhưng Tết nào cũng tiêu tốn của chúng tôi rất nhiều tiền, điều đó thật kinh khủng. Cứ như thế này thì tôi không muốn đón Tết nữa. Nếu Tết đến, tiền dành dụm của chúng tôi sớm muộn gì cũng cạn, lúc đó sống làm sao được”.