Một bình gas đủ nặng bao nhiêu cân? Còn nấu bếp gas phải biết không lại mất tiền oan

Đun bếp gas mỗi lần gọi người giao gas tới có mấy ai tính cân nhưng bạn có biết mỗi bình gas vài trăm nghìn cẩn thận mất tiền oan.

Gas là nhiên liệu thiết yếu của nhiều gia đình khi dùng bếp gas. Thường xuyên nấu nướng khiến bạn cũng thường xuyên phải gọi đổi bình gas. Thường thì chúng ta gọi người giao gas tới và cứ thế lắp vào bếp mà ít ai cân xem bình vừa giao tới bao nhiêu cân.

Trên thực tế không phải hàng giao gas nào cũng làm ăn chuẩn chỉnh nên nếu không chú ý là bạn có thể bị thiệt. Nắm được cách tính trọng lượng chuẩn của bình gas, người dùng có thể tiến hành kiểm tra khi mua, đổi bình mới và tránh được tình trạng bị gian lận từ người bán, tránh bị “mất tiền oan”.

Cách tính trọng lượng chuẩn của bình gas

Khi chúng ta nhìn vào bình gas thường thấy thông tin trọng lượng tiêu chuẩn của bình gas và cả trọng lượng của vỏ bình gas. Theo các nhà bán thì trọng lượng tiêu chuẩn của bình gas không chỉ được tính dựa trên trọng lượng của gas bên trong bình mà còn bao gồm trọng lượng của vỏ bình.

Khối lượng của vỏ thường sẽ được in màu trắng, to và rõ ràng trên vỏ bình. Còn khối lượng của ruột sẽ được dập chìm trên cổ bình gas. Nhờ thông số đó nên khi mua bình gas mới bạn có thể cân để xem gas giao tới có đúng tiêu chuẩn không. Bạn cộng 2 con số đó lại và dùng cân cân thử. Ví dụ, trọng lượng vỏ bình in nổi là 12,6kg, trọng lượng ruột bình in dập chìm là 12kg. Vậy ta có trọng lượng tiêu chuẩn của bình gas này là 12,6kg vỏ bình + 12kg ruột bình = 24,6kg.

Để đảm bảo người giao gas không giao sai, giao bình gas tự tách chiết không đúng tiêu chuẩn hàng công ty, bạn nên kiểm tra kỹ các dấu hiệu trên bình gas và cân. Hãy kiểm tra xem bình có được niêm phong cẩn thận, kỹ càng bằng màng co nilon hay không. Nếu có, bình gas này đảm bảo đã được nạp đủ khối lượng gas bên trong, ít có khả năng bị chiết gas, gian lận.

Tóm lại:

Bình gas sau khi nạp đủ khối lượng gas sẽ được niêm phong bằng con niêm nhựa, màng co.

Tuy nhiên, khách hàng có thể kiểm tra khối lượng gas trong bình bằng cách cân tổng khối lượng vỏ bình và gas sau đó trừ đi khối lượng vỏ đã được ghi nổi trên thành bình sau chữ T.W.

Một số lưu ý khi mua bình ga:

Việc kiểm tra vỏ bình gas khi mua, đổi gas là rất cần thiết, người tiêu dùng nên lựa chọn những bình gas vỏ còn mới, không có hiện tượng gỉ sét hay ăn mòn, van đầu bình gas phải chắc chắn. Ngoài ra, nhãn mác, tên thương hiệu đúng chuẩn, không có dấu hiệu bị làm mờ, trọng lượng bình gas đúng theo quy định. Khi bật bếp, ngọn lửa phải đảm bảo cháy đều, mạnh, có màu xanh đặc trưng. Điều này chứng tỏ bình gas tốt, không bị lẫn tạp chất. Nếu gas bị lửa vàng hay đỏ chứng tỏ bình gas có vấn đề. Nếu thấy điều bất thường không nên thỏa hiệp mà yêu cầu đổi bình gas mới để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả nấu nướng.

Người tiêu dùng cũng nên mua gas tại những đại lý phân phối chính thức, được ủy quyền của hãng sản xuất. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp tránh mua nhầm bình gas giả, kém chất lượng và bảo đảm về quyền lợi khách hàng như: thông tin cá nhân, giá bán đúng cam kết, quà tặng nếu có, hỗ trợ bảo hành,… tuyệt đối không mua, đổi gas tại cơ sở không có giấy tờ kinh doanh hợp pháp, không có địa chỉ cụ thể, giá bán bất thường. Sử dụng gas của những thương hiệu uy tín, cửa hàng uy tín, giữ lại niêm màng co, tem chống giả mỗi khi đổi bình gas, để khi sự cố xảy ra sẽ có cơ sở để công ty gas giải quyết.

Lưu ý khi gọi gas, tránh thiệt tiền lại tránh nguy hiểm

Việc dùng phải bình gas không đảm bảo, tự tách chiết nhỏ lẻ không chỉ gây thiệt hại cho bạn về tài chính mà còn có thể gây nguy hiểm nguy cơ rò khí gas, cháy nổ vì bình gas kém chất lượng. Do đó ngoài kiểm tra cân nặng tiêu chuẩn của bình gas thì bạn còn cần chú ý:

– Khi người lắp gas xong, bạn cần kiểm tra bật lửa thử. Nếu lửa gas màu đỏ thì một là bếp bị bẩn hai là gas không chất lượng. Bạn nên đề nghị người thay gas xem lại. Lửa gas an toàn phải là lửa xanh vừa không nhiều tạp chất vừa không làm cháy đen nồi như lửa đỏ.

– Kiểm tra xem có mùi gas rò rỉ ra không. Kiểm tra dây nối dây dẫn bình vào bếp.

– Vị trí đặt bình gas cũng vô cùng quan trọng. Bình gas đừng đặt gần nguồn điện, đừng quá gần bếp. Bình gas cũng không nên đặt ở vị trí quá khuất kín.

Bình gas nên đặt cách bếp gas và nguồn nhiệt khoảng 1-1,5m.

Vị trí đặt bình gas cần thông thoáng khí để giúp người dùng kịp thời phát hiện trong trường hợp bình gas xảy ra sự cố.

– Bật bếp nấu thử mà thấy lửa xanh cháy đều thì bếp ổn định nhưng có mùi khét, chứng tỏ bình gas đang không tốt.

– Thường xuyên theo dõi tình trạng của bếp gas, bình gas, các đường dây dẫn, dây nối trong quá trình sử dụng.

– Cần có lịch kiểm tra định kỳ các bộ phận của bếp gas, khoảng 1-2 lần/năm.

– Rất nhiều người không để ý thay dây dẫn gas vì cho rằng chúng bằng cao su nên bền. Thực chất dây dẫn này rất nguy hiểm nên tốt nhất thay định kỳ 6 tháng một lần.

– Trong quá trình sử dụng bếp gas cần thường xuyên để ý những dấu hiệu lạ như mùi lạ, tiếng độ lạ phát ra từ bếp gas, bình gas. Nếu có những dấu hiệu như mùi khét, tiếng xì bất thường hay khói bốc ra, cần dừng sử dụng ngay và gọi các đơn vị chuyên nghiệp tới hỗ trợ.

– Bạn cần tập thói quen khóa van gas khi nấu xong. Thường khi không dùng qua đêm, khi cần đi ra ngoài vài tiếng, bạn nên khóa van gas lại. Việc làm này giúp hạn chế việc khí gas bị rò rỉ, gây lãng phí và đảm bảo an toàn cho chính ngôi nhà, phòng chống cháy nổ. Quy trình thực hiện được các đơn vị cung cấp gas chuyên nghiệp hướng dẫn đó là: Khoá van bình gas – Để khí gas cháy hết trên bếp rồi mới tắt bếp.

– Khi nấu bếp gas nên tập trung nấu, tránh để nước trong nồi tràn ra làm ướt bếp gas sẽ dẫn tới bếp bị han gỉ nên dễ bị hiện tượng bít tắc lỗ thông gas làm gas cháy bị đỏ hại bếp, hại nồi.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/mot-binh-gas-du-nang-bao-nhieu-can-con-nau-bep-gas-phai-biet-khong-lai-mat-tien-oan-d203806.html