Cô tôi kết hôn năm 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học sư phạm. Hai gia đình môn đăng hộ đối, cô chú lại rất yêu thương nhau, là cặp vợ chồng đẹp đôi khiến ai cũng ngưỡng mộ. Họ sống với nhau gần 20 năm vô cùng hạnh phúc. Gia đình hai bên có nhà cao cửa rộng đầy đủ cả. Duy họ chỉ thiếu đứa con nên cuối cùng phải chia tay nhau dù trong lòng còn yêu thương nhau lắm.
… Rồi người chồng lấy vợ mới, sinh ào ào được luôn hai đứa con, trai gái đủ cả !
Cô tôi nghe tin, vừa đau buồn vừa tự trách bản thân, nghĩ rằng lỗi nằm ở mình. Nhưng vì còn yêu chồng, cô cố gắng chúc phúc cho anh. Trong lòng, cô tự an ủi: “Cũng may, bỏ nhau thì anh mới được làm cha thế này !”
Cô âm thầm sống trầm mặc, gương mặt u sầu, nụ cười buồn bã, trông thấy vậy ai cũng ái ngại vô cùng. Nhưng một số đàn ông lại bị hút hồn vì dáng vẻ ấy của cô. Và quanh cô lại bao ong bướm dập dìu. Mấy năm trôi qua, một ngày cô đến tìm tôi. Cô ấm ức khóc chẳng nên lời bảo:
– Bao nhiêu năm mong chờ con cái thì nó chẳng đến, giờ thì không phải lúc, giờ không bỏ thai thì cả hai mất việc. Anh ấy đã có vợ ở quê, cùng làm việc với nhau bao năm nay. Cháu giúp cô với, vì cô giấu cơ quan nên không có giấy giới thiệu chuyển tuyến. (Ngày ấy đi khám bệnh phải có giấy giới thiệu của CQ, nhất là chuyện n:ạo phathai lại vô cùng khó khăn. Chuyện ngoại tình cũng bị kỷ luật rất nặng)
Tôi nhìn cô mà xót xa. Người phụ nữ từng chịu bao tủi hờn vì không có con, nay khi cơ hội làm mẹ đến lại rơi vào cảnh éo le. Tôi khuyên cô nên giữ lại đứa bé, rằng mất việc cũng không đáng sợ bằng việc đánh mất một sinh linh. Cô đã lớn tuổi, phathai lúc này nguy hiểm vô cùng. Hơn nữa, đứa trẻ đến với cô biết đâu là món quà muộn của ông trời.
Cô suy nghĩ rất nhiều rồi cuối cùng quyết định giữ con lại. Thế nhưng chuyện lén lút ấy không thể che giấu mãi. Khi cái bụng lớn dần lên cũng là lúc tin đồn lan khắp trường. Cô bị kỷ luật, không được đứng lớp nữa. Người đàn ông kia thì bị điều đi tỉnh xa. Bao năm phấn đấu cho sự nghiệp giờ mọi thứ tan tành.
Nhưng đổi lại cô có được thiên thần nhỏ. Đứa bé gái sinh ra xinh xắn, bụ bẫm và rất ngoan. Gia đình cô, nhất là mẹ và các anh em đều không nỡ để cô một mình nên cùng chung tay chăm sóc. Những năm tháng đầu dù cực nhọc nhưng cô luôn mỉm cười, bởi lần đầu tiên trong đời cô cảm nhận được niềm vui làm mẹ.
Cô bé ấy càng lớn càng xinh đẹp, học hành giỏi giang. Từ nhỏ đã được tuyển vào trường chuyên lớp chọn. Rồi được học bổng du học Anh quốc. Trong những năm tháng xa nhà, cháu tôi quen và yêu một anh tiến sĩ người Hà Nội cũng là du học sinh như mình. Hai người yêu nhau mấy năm trời, đến khi tốt nghiệp về nước thì bắt đầu tính chuyện trăm năm. Cô tôi vui lắm, tin tưởng hoàn toàn vào lựa chọn của con. Cô chỉ nói: “Con đặt đâu, cha mẹ ngồi đó. Chỉ mong các con sống vui vẻ, hạnh phúc là mẹ mãn nguyện rồi.”
Ngày nhà trai sang thưa chuyện để hai bên gia đình cho phép con cái qua lại, không ai ngờ chuyện hy hữu lại xảy ra. Vừa chạm mặt, cả hai họ đều sững sờ không nói nên lời. Hóa ra, bố của chú rể chính là người chồng cũ năm xưa của cô tôi.
Họ đã từng sống với nhau gần hai mươi năm, đã từng đau lòng chia tay chỉ vì không có con. Giờ đây, đứa con mà cô từng suýt bỏ lại sắp thành dâu của gia đình ấy. Trái đất tròn thật, và tình người cũng tròn như thế.
Đám cưới diễn ra trong niềm vui trọn vẹn. Hai bên gia đình đều rạng rỡ. Nhưng có lẽ, người hạnh phúc hơn cả chính là ông bà thông gia. Bao nhiêu năm trôi qua, cuối cùng lại được gặp nhau trong một vai trò khác, một mối quan hệ khác nhưng nghĩa tình thì vẫn vẹn nguyên.
Con gái cô sinh cháu đầu lòng, vì mẹ chồng mất sớm nên cô thường xuyên qua lại nhà con gái để chăm cháu. Mỗi lần đến cô lại gặp ông thông gia cũ, ông giờ cũng đầu bạc, lưng đã còng, lóng ngóng phụ con cháu nấu cơm giặt giũ. Nhìn cảnh ấy lòng cô chùng xuống. Cả hai đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu dần, con gái lại bận rộn đi làm sớm nên cô tình nguyện ở lại giúp cho các con đỡ vất vả.
Ban đầu, cô chỉ đến ban ngày rồi tối về vì sợ điều tiếng. Nhưng dần dà các con nhận ra ông bà vẫn còn tình cảm nên tác thành. Một thời gian sau, cô chú tổ chức bữa cơm nhỏ mời họ hàng thân thiết để báo tin vui. Mọi người đến chung vui, ai nấy đều cảm động. Có người cười nói: “Thế là ông bà quyết định góp gạo thổi cơm chung rồi nhé!”
Và như thế sau bao năm cách biệt, họ lại trở về sống cùng nhau, không phải vì nghĩa vợ chồng mà là tình tri kỷ, là món nợ ân tình vẫn còn nguyên vẹn. Hạnh phúc ấy nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cô tôi bảo: “Như chưa hề có cuộc chia ly…”