Đến ngưỡng 50 dù giàu hay nghèo nhất định phải nắm chắc 2 “quân bài” trong tay: Đó là 2 “quân bài” gì?

Cuộc sống là một hành trình theo đuổi những giá trị tốt đẹp về cả vật chất lẫn tinh thần. Vì điều ấy, bạn không ngần ngại lao về phía trước để rồi khi bước qua cái ngưỡng 50, có thể bạn sẽ nhìn lại và thấy thỏa mãn hay hối hận vì một vài

Cuộc sống là một hành trình theo đuổi những giá trị tốt đẹp về cả vật chất lẫn tinh thần. Vì điều ấy, bạn không ngần ngại lao về phía trước để rồi khi bước qua cái ngưỡng 50, có thể bạn sẽ nhìn lại và thấy thỏa mãn hay hối hận vì một vài điều gì đó. Nhưng cho dù đó là gì, nếu bạn muốn sống những ngày tháng sau này thật đủ đầy, hạnh phúc, bạn tuyệt đối phải nắm chắc 2 “quân bài” sau đây.

1. “Quân bài” thứ nhất: Một tài khoản tiết kiệm, duy trì năng lực độc lập về tài chính

Thông qua tăng thu nhập và giảm chi tiêu, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn kìm hãm những mong muốn dư thừa, hướng tới chất lượng cuộc sống cao hơn với những nhu cầu thực sự xứng đáng.

Tiêu dùng hợp lý về bản chất cũng là một cách tiết kiệm tiền. Điều này lại càng cần thiết hơn khi bạn đã bước qua thời tuổi trẻ với cả sức khỏe và năng lượng đều vô cùng dồi dào. Bạn giờ đây, chới với trước tuổi trung niên, cuộc sống không có tiền trong tay sẽ rất vất vả, muộn phiền.

Bạn đừng mong cầu sự báo hiếu tuyệt đối từ con cái. Bạn nên nghĩ, con cái cũng như bạn lúc trẻ, đều làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình nhỏ của họ. Chính vì vậy, cách tốt nhất để không rơi vào tình cảnh khốn đốn khi bước vào ngưỡng u50 đó là giữ cho bản thân một tài khoản tiết kiệm, để thong dong sống mà không cần dựa dẫm vào tài chính của bất cứ ai.

Ngoài ra, khi bước vào ngưỡng này, sức khỏe của bạn có nguy cơ xuống dốc nên bạn cần có tiền để đối phó. Bạn không cần quá nhiều tiền, nhưng tuyệt đối cũng đừng quá ít.

2. “Quân bài” thứ hai: Nắm chắc khoảng thời gian cô đơn

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta có nhiều danh phận, nhiều quyền lợi đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ phải đảm nhận hơn. Cuộc sống luôn xoay vần và chúng ta không tồn tại một mình.

Khi còn nhỏ tuổi, chúng ta là những đứa trẻ vô tư, và đơn thuần. Khi trưởng thành hơn, chúng ta bắt đầu quan tâm tới tương lai, tới xã hội. Làm cha làm mẹ, chúng ta phải chăm sóc cho con cái mình từng giây từng phút. Làm đồng nghiệp, làm cấp trên tại công ty, chúng ta cũng nặng gánh công việc, đối mặt với những rắc rối từ khách hàng. Cuộc sống của một người trưởng thành được đặt trong khuôn khổ quy tắc ứng xử, có rất ít thời gian để được làm chính mình, được tự do “phóng túng” con người thật.

Quen với nhịp sống hối hả, bỏ quên bản tính trong một thời gian dài khiến nhiều người bất chợt trở nên hụt hẫng và lạc lõng khi bước vào tuổi trung niên. Họ không chịu nổi cảm giác cô đơn một mình, khi rảnh rỗi cũng bứt rứt không yên.

Thế nhưng, dù làm muộn còn hơn không làm. Thay vì cố tìm lại nhịp sống trước kia, người đã đến ngưỡng U50 nên học cách nắm bắt khoảng thời gian cô đơn một mình này.

Ở một mình không phải là cô đơn, không phải là từ chối giao tiếp, mà thực chất, đó là dành cho bản thân một khoảng thời gian cố định, yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ và lên kế hoạch cho tương lai. Ở một mình để chăm chút cho bản thân, thanh lọc tâm trí và nhìn rõ cảm xúc của chính mình. Mọi người hoàn toàn có thể nuôi dưỡng sở thích cá nhân trong khoảng thời gian này như chơi cờ, đọc sách, trồng hoa dưỡng cỏ, những điều mà mình chưa có cơ hội làm khi còn thanh niên. Nhất định phải học cách nắm bắt thời gian cô đơn, một người mới có thể tìm thấy và chấp nhận bản thân, từ đó trở nên bình tĩnh hơn.

Khi đến ngưỡng tuổi trung niên, cách tốt nhất để sống là có năng lực độc lập về tài chính và độc lập cả về tinh thần. Khi đã nắm chặt cả hai điều này trong tay, một người hoàn toàn có thể thu hoạch tương lai hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link