Cả năm mới về. Sáng mùng một Tết, cả nhà con trai đã bỏ ra về vì lý do này

Vợ chồng tôi đi đâu, làm gì cũng cố chiều lòng con dâu, chỉ mong được gặp cháu nhiều hơn. Tôi nghĩ chỉ những người già từng trải mới hiểu được nỗi bất lực này. Không biết sang năm con dâu có cho cháu nội về ăn Tết không, tuổi già thật khó khăn mà.

Ngày xưa, khi giao thông đi lại không thuận tiện, những người đi làm xa chỉ có thể nhớ người nhà của họ mà không thể gặp nhau trong những dịp Lễ Tết. Nhưng bây giờ giao thông thuận tiện, bất kể nhà ở đâu, chỉ cần bạn thực sự muốn trở về, bạn luôn có thể về.

Đối với người già, ngày vui nhất chính là Tết Nguyên Đán, bởi lúc này con cháu được nghỉ có thể về nhà đón giao thừa, vui vẻ bên người già.

Để chào đón sự xuất hiện của con trai, con dâu và cháu nội, nhiều cụ già đã chuẩn bị đồ ăn Tết từ sớm, phơi chăn màn trong nhà, dọn dẹp phòng sạch sẽ. Để khi con cháu về có thể ở luôn.

Trong dịp Tết Nguyên Đán, cha mẹ không chỉ nhớ con mà còn nhớ cháu của họ. Dù có mệt mỏi thế nào thì cũng vui khi thấy các cháu về thăm ông bà.

Bác Trung 63 tuổi cũng có tâm lý như bao người già khác. Tuy rằng con trai, con dâu và cháu trai đến 27 mới về nhưng bác đã dọn dẹp nhà cửa từ 20 âm lịch.

Ngày con trai trở về, vợ chồng bác đã nấu một bàn ăn thịnh soạn để đón tiếp. Bác vốn tưởng rằng Tết Nguyên Đán sẽ rất vui, nhưng lần này ông lại không vui với con dâu chỉ vì một miếng bánh bao. Sáng mùng một Tết, cả nhà con trai đã bỏ ra về.

Bác Trung muốn khóc lại không thể nào khóc, hận bản thân nói nhiều. Nếu chăm con theo yêu cầu của con dâu thì có lẽ ông đã không gặp rắc rối như bây giờ.

Bác Trung kể:

“Tôi chỉ dùng cách của mình để chăm sóc cháu, hy vọng rằng cháu có thể có một tuổi thơ vô tư. Không ngờ lại vì ý tốt của mình mà bị oan ức, lại bị con dâu và con trai chán ghét. Có lẽ do tôi già rồi, thật sự không theo kịp tốc độ của thời đại, cũng không hiểu được suy nghĩ của giới trẻ ngày nay. Nhưng ngay cả khi mọi thứ đã xảy ra, tôi vẫn cảm thấy mình không sai.

Tết Nguyên Đán năm nay, gia đình ba người của con trai tôi sẽ về, tôi mừng đến nỗi thức cả đêm.

Ba năm không gặp cháu nội, khi con dâu sinh con, vợ tôi thu dọn đồ đạc để đến nhà con trai chăm con dâu và cháu. Không ngờ con dâu nói đã thuê người giúp việc, và bảo rằng không cần vợ tôi chăm.

Vợ tôi và tôi rất thất vọng. Gia đình chúng tôi ở quê, vợ tôi sức khỏe yếu, cả đời vợ chồng tôi chưa từng rời quê hương. Chúng tôi chưa được đi đâu khác, và niềm tự hào duy nhất của chúng tôi đó là con trai. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ con trai mình thật tốt cho đến khi nó tốt nghiệp đại học.

Sau khi con trai tốt nghiệp xong, thì nó đến nơi khác làm việc, sau đó gặp con dâu. Cả hai làm việc chăm chỉ và mua được nhà ở thành phố. Mặc dù tôi cũng đã góp tiền nhưng số tiền ấy thực sự ít so với bố mẹ vợ của con trai cho.

Hai năm trước khi con trai lấy vợ thì có cùng con dâu về ăn Tết, sau này con dâu sinh con nên Tết nào cũng về bên ngoại. Lấy lý do là con còn nhỏ, chỉ gọi cho chúng tôi để chúc mừng năm mới, vợ chồng tôi nhớ cháu nội nên chỉ biết gọi video với con trai.

Vợ và tôi rất buồn nhưng chúng tôi không thể nói ra nỗi khổ của mình. Con dâu tôi là con một, được cưng chiều từ nhỏ, vợ tôi lo nếu chúng tôi nhất quyết bắt chúng về nội không cho về ngoại thì sẽ sợ con dâu giận và đòi ly hôn với con trai. Vì vậy cô ấy đã khuyên tôi nên kiên nhẫn hơn. Chỉ cần chúng tôi không làm gì sai trái với con dâu và con trai thì sẽ tốt.

Sau này khi cháu đi nhà trẻ, chúng cũng đón Tết ở ngoại, mỗi lần thấy cháu nhỏ lanh lợi tôi rất thích.

Mấy năm nay vì dịch bệnh, nhà con trai đã ba năm không về, bây giờ trở về chúng tôi rất vui, cuối cùng cả nhà cũng được đoàn tụ. Vợ chồng tôi mong cháu về từng ngày, muốn xem cháu tăng cân hay sụt cân.

Ba năm không gặp, cứ tưởng cháu về nông thôn sẽ không quen, không ngờ cháu tôi hòa nhập nhanh với cuộc sống ở quê lắm. Sáng sớm, nó chạy theo vợ tôi ra chuồng gà cho gà ăn, còn nhặt trứng giúp vợ tôi.

Ở nhà có hai con cừu, cháu trai tôi thường cho chúng ăn cỏ, nó còn hẹn tôi nghỉ hè sẽ về đi chăn cừu. Thấy cháu vui vẻ từng ngày, vợ chồng tôi vui lắm, con dâu và con trai cũng yên tâm.

Tôi nói với con dâu rằng cả năm con dâu đã vất vả làm việc, bây giờ về Tết chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, còn việc bếp núc đã có vợ tôi lo, việc nhà thì tôi sẽ lo. Tôi còn bảo chúng cứ yên tâm.

Con dâu tôi cười nói:

“Việc ở nhà con cũng không thông thạo lắm, cũng không giúp được gì, bố mẹ đã nói vậy thì vất vả cho bố mẹ rồi”.

Con dâu trong lòng cũng hiểu biết, nó biết rằng tôi và cháu đã lâu không gặp, chỉ mong mỗi ngày được ở bên cạnh cháu trai. Chỉ cần chúng tôi đối xử tốt với cháu trai, con dâu cũng rất vui lòng ở lại.

Sau khi con trai về quê, ngày nào con trai cũng dậy sớm, có lúc đi câu cá, có lúc ra ngoài đi chơi với bạn trong làng, còn con dâu thì thích ngủ trong nhà. Vợ tôi có dặn con dâu rằng buổi sáng chúng tôi sẽ đưa cháu trai đi chơi, con dâu muốn ngủ đến mấy giờ cũng được, đồ ăn chúng tôi đã nấu sẵn, dậy lúc nào có thể nấu lại ăn lúc đó.

Trên thực tế, ngay cả khi vợ chồng tôi để lại thức ăn cho con dâu, con dâu cũng không ăn nhiều. Người già, người trẻ có khẩu vị khác nhau, đồ ăn vợ tôi nấu, con trai và cháu trai rất thích ăn, nhưng con dâu lại không quen. Để lo việc nấu ăn cho con dâu, vợ tôi đã phải học nấu ăn của người khác trên mạng, nhưng vợ tôi vẫn chưa có kinh nghiệm.

Con dâu miễn cưỡng ăn vài miếng, sau đó con trai tôi nói với chúng tôi rằng không cần phải đặc biệt nấu những món con dâu thích. Những gì chúng tôi làm là vô ích, con dâu không thích nó.

Vợ tôi lo lắng con dâu đói nên đã đưa cho con dâu 1 triệu để mua bất cứ thứ gì nó muốn ăn khi đi dạo trên đường phố. Con dâu lịch sự không nhận, nhưng vợ tôi nhất quyết đưa cho nên nó đành phải nhận.

Tuy nhiên, trong vài ngày sau đó, con dâu tôi xảy ra một số vấn đề với tôi.

Sắp đến Tết rồi, nên ở quê diễn ra phiên chợ, vợ chồng tôi dẫn cháu đi chợ để trải nghiệm không khí náo nhiệt ở vùng quê. Chợ cái gì cũng bán, tôi nói với cháu, cháu muốn ăn gì, muốn mua gì cứ nói với tôi, nhất định tôi sẽ mua cho.

Đây là lần đầu tiên cháu trai đi chợ với chúng tôi, cháu trai khá thích thú. Khi đi loanh quanh được hơn nửa giờ, cháu tôi vừa mệt vừa đói, tình cờ có một người bán hủ tiếu gần đó. Tôi muốn mua ít thịt chó và bánh vừng cho con trai, nhưng cháu tôi muốn ăn hủ tiếu nên vợ chồng tôi phải ngồi cạnh ăn cùng.

Ba người chúng tôi mỗi người ăn một bát hủ tiếu. Và cháu tôi rất vui vẻ nói rằng đây là bữa ăn ngon nhất mà nó được ăn trong ngày hôm nay.

Gần trưa, đứa cháu miễn cưỡng theo chúng tôi ra về. Khi đến nhà, cháu trai của tôi hào hứng chia sẻ những gì nhìn thấy trên đường cho con trai và con daua nghe. Cháu còn bảo rằng được ăn hủ tiếu, hủ tiếu rất ngon, vài ngày nữa cháu sẽ lại đến đó ăn.

Con trai nghe thì cười, còn con dâu thì có vẻ không vui.

Nhưng con dâu không nói gì nên tôi cũng mặc kệ. Buổi tối trước khi đi ngủ, vợ tôi dặn buổi tối con dâu có xuống bếp và dặn rằng đừng cho cháu trai ăn đồ ăn bừa bãi, đồ ăn bên ngoài đường rất mất vệ sinh, không tốt cho trẻ em.

Tôi thấy con dâu nói vậy không hề hài lòng chút nào, lâu lâu cháu về mới ăn, có phải ngày nào cũng ăn đâu. Vợ chồng tôi không đồng ý với ý kiến này.

Nhưng từ khi con dâu đưa ra ý kiến, vợ chồng tôi lại lo lắng không biết con dâu có giận không. Sợ sau này con dâu sẽ không đưa cháu trai tôi về nữa thì sao. Vì vậy, bấp chấp việc không hài lòng của mình, tôi quyết định làm theo những gì con dâu nói.

Vì vợ chồng tôi đã nghĩ từ lâu rằng, để con trai và con dâu về quê nhiều chúng tôi cần phải làm hài lòng chúng. Chỉ cần cho con trai, con dâu và cháu trai cảm thấy về quê ăn Tết là được thảnh thơi và hạnh phúc, điều này có thể về nhà hàng năm.

Cháu trai tôi đang ở độ tuổi nghịch ngợm. Trong dịp Tết Nguyên Đán, ở trong làng trẻ em đốt pháo trước nhà chơi rất nhiều. Cháu trai tôi cũng muốn đốt pháo nên tôi đã đưa cháu đến cửa hàng pháo hoa trong thị trấn và mua nhiều pháo hoa cho trẻ em.

Buổi tối gia đình chúng tôi đốt pháo ngoài sân, cả nhà cùng vui vẻ, nhìn thấy nụ cười trên môi cháu nội, vợ chồng tôi rất vui. Chúng tôi đã sống gần hết cuộc đời, tâm nguyện lớn nhất chính là con cháu sống sung túc, vui vẻ mỗi ngày. Chỉ cần chúng hạnh phúc, chúng tôi sẽ sẵn lòng làm mọi việc.

Ngày 29 âm lịch, khi con trai và con dâu tôi lên phố đi chợ, tôi trông cháu ở nhà. Vì tối hôm trước cháu trai chơi vui quá lại đi ngủ muộn nên đến hơn mười giờ sáng vẫn chưa dậy. Khi vợ tôi rửa mặt cho cháu trai, tôi dọn cơm và ngồi dưới sân ăn cùng nhau.

Cháu trai tôi tay cầm bánh bao, tay kia dùng đũa gắp món trứng ốp la, ăn một cách thích thú.

Nhưng khi cháu trai ăn cháo, chẳng may làm rơi bánh bao xuống đất, tôi nhặt bánh bao lên, xé bỏ phần bẩn rồi đưa cho cháu.

Đứa cháu lắc đầu nói: “Ông nội, mẹ nói đồ rơi xuống đât không ăn được nữa, cái bánh bao này của chúng ta nên ném đi đi”.

Lúc nhỏ tôi khổ lắm, biết thế nên tôi đã tập thói quen tiết kiệm thức ăn, không lãng phí. Tôi hy vọng cháu trai của tôi cũng học được đức tính này. Vì vậy tôi đã nói với cháu trai rằng không phải thứ gì rơi trên mặt đất cũng không ăn được, chiếc bánh bao này chỉ cần bóc phần bẩn ra là có thể ăn được rồi.

Tôi cho cháu trai xem chiếc bánh bao mặt trên có sạch không? Cháu trai do dự vài giây, đang định cầm lấy bánh bao, tôi chợt nghe tiếng con dâu từ phía sau hét lên:

“Con trai, bỏ bánh bao xuống, không được ăn”.

Con dâu tức giận đi tới, giật lấy cái bánh bao trong tay tôi ném xuống đất, sau đó quay sang nói với tôi:

“Bố à, nhà mình thiếu thốn đến vậy sao? Làm thế nào mà bố có thể cho cháu ăn đồ ăn rơi xuống đất rồi?”

Tôi nói với con dâu rằng tôi đã bỏ phần bẩn rồi, bánh bao vẫn có thể ăn được, hơn nữa tiết kiệm là một đức tính tốt. Dạy con tiết kiệm đồ ăn ngay từ nhỏ chẳng phải rất tốt hay sao?

Con dâu thấy tôi nói lại thì đỏ hoe mắt bất bình. Con dâu khóc nói con biết dậy tiết kiệm là điều tốt nhưng cũng phải chú ý vệ sinh, dưới đất nhiều vi khuẩn lắm sao bố có thể nhặt đồ lên ăn khi chúng đã rơi xuống đất rồi? Con dâu tôi bảo rằng thời chúng tôi thực sự khó khăn, nhưng bây giờ điều kiện sống tốt hơn, chúng làm việc chăm chỉ để cho con cái có cuộc sống tốt hơn, nếu để bọn trẻ ăn đồ rơi xuống đất thì còn nói gì nữa.

Con trai tôi đứng bên cạnh cũng bảo rằng đây chỉ là việc nhỏ, và nó bảo với con dâu rằng tôi không cố ý để cháu trai ăn những thứ rơi trên mặt đất. Con trai tôi sau đó nháy mắt hỏi tôi đã biết sai gì không?

Vợ tôi cũng từ trong bếp chạy ra trách móc tôi, tôi vội gật đầu và nói với con dâu rằng sẽ không bao giờ để cháu ăn bất cứ thứ gì rơi xuống đất nữa.

Mặt con dâu dịu đi đôi chút, bữa cơm nó cũng chỉ nói chuyện với vợ tôi còn hơn nói với tôi.

Buổi tối, trong phòng ngủ của con trai, tôi nghe con dâu và con trai cãi nhau, tôi nghe con dâu nói, trước đây chúng tôi cho cháu ăn quán vỉa hè, bây giờ lại cho cháu ăn bánh bao rơi xuống đất, con dâu muốn con của nó muốn sống tốt, không phải chịu khổ. Nếu cháu trai tiếp tục sống ở quê nhà, điều gì sẽ xảy ra?

Tôi thở dài, cả hai vợ chồng tôi không thể nào ngủ tiếp nữa.

Hôm sau dậy sớm, tôi thấy chiếc xe đậu trong sân đã biến mất. Vợ tôi gõ cửa phòng con trai rất lâu, gọi tên cháu trai nhưng không ai trả lời. Vợ tôi ra mở cửa thì đã thấy cả nhà con trai đã ra về.

Chúng tôi vốn chỉ muốn có một năm mới vui vẻ, không hiểu sao mọi chuyện lại thành ra thế này. Tôi vội gọi điện cho con trai hỏi xem nó đã đi đâu thì con trai nói rằng con dâu có việc phải về gấp.

Mặc dù con trai tôi không trực tiếp nói ra nhưng tôi biết chuyện này đều là ý của con dâu tôi. Vợ tôi khóc lóc trách móc, nếu tôi không như vậy thì con dâu đã không đưa cháu nội đi nhanh vậy. Lần này con dâu đi rồi, sau này bà càng khó gặp lại cháu nội.

Trong lòng tôi cũng có lỗi, cảm thấy con dâu đang làm ầm ĩ lên. Tôi nhận ra rằng thực sự có khoảng cách giữa thế hệ người già và người trẻ khi nuôi dạy con cái. Nhưng chúng tôi cũng yêu cháu trai của mình một cách chân thành và mong cháu khỏe mạnh.

Tôi và cháu không thường gặp nhau, chỉ có thể ở bên nhau vài ngày dịp Tết. Tôi ao ước mình có thể dành cho cháu mọi điều tốt đẹp. Có phải vì tôi và con dâu có quan điểm khác nhau trong việc giáo dục con cái mà con dâu không cho tôi gặp cháu không?

Vợ chồng tôi đi đâu, làm gì cũng cố chiều lòng con dâu, chỉ mong được gặp cháu nhiều hơn. Tôi nghĩ chỉ những người già từng trải mới hiểu được nỗi bất lực này. Không biết sang năm con dâu có cho cháu nội về ăn Tết không, tuổi già thật khó khăn mà.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/ca-nam-moi-ve-sang-mung-mot-tet-ca-nha-con-trai-da-bo-ra-ve-vi-ly-do-nay-d155902.html