Tháng nào cũng gửi cho bố 5tr nhưng chưa hết tháng bố đã giục chuyển thêm. Tôi quyết định về quê một chuyến thì mọi việc mới vỡ lẽ

Chưa hết tháng mà bố đã gọi điện: “Con à, tháng này con có thể gửi tiền sớm không?” Tôi hơi bất ngờ, bảo bố chờ cuối tuần tôi về rồi tính.

Tôi là Linh, 32 tuổi, hiện đang làm việc ở thành phố. Mẹ tôi mất hai năm trước vì bệnh, ở quê chỉ còn bố sống một mình. Tôi vẫn luôn cố gắng làm việc để mua một ngôi nhà rộng hơn rồi đón bố lên ở cùng cho tiện chăm sóc.

Thế nhưng, một ngày nọ, đang trong giờ làm thì cô bạn hàng xóm ở quê tên Vân bất ngờ gọi điện. Giọng úp mở:

– Bố cậu có bạn gái rồi đấy! Bao giờ về quê thì nhớ ghé xem mặt nha!

Tôi liền gọi ngay cho bố. Ông vẫn nói chuyện bình thường, bảo mình khỏe. Tôi nói khi nào rảnh sẽ về thăm, nhưng bố lại ngập ngừng:

– Thôi con ạ, rảnh thì về, bận thì thôi, bố ở nhà ổn mà.

Nghe xong, tôi biết có chuyện thật. Nhưng nghĩ lại, mẹ mất cũng đã hai năm, bố có người bầu bạn cũng là điều tốt. Nếu ông thực sự định tái hôn, chắc chắn sẽ tự nói với tôi.

Thời gian trôi qua, một hôm bố gọi điện cho tôi, giọng có vẻ lo lắng. Ông kể về người phụ nữ mới trong đời mình – cô Liên. Hai người quen nhau khi cô ấy về quê giúp con trai trông cháu. Bố khen cô hiền lành, tháo vát, hợp tính, nên quyết định tái hôn. Tôi vừa mừng vừa lo, nhưng vẫn nói:

– Chỉ cần bố vui là được, con luôn ủng hộ.

Bố sức khỏe yếu nên nghỉ hưu sớm, lương hưu không cao. Trước đây, có mẹ nên hai người cùng góp tiền, cuộc sống cũng tạm ổn. Nhưng từ ngày mẹ mất, một mình bố chi tiêu phải dè dặt, ăn uống cũng đơn giản, chủ yếu là rau củ và cháo.

Tôi đi làm xa, không chăm sóc bố thường xuyên được nên mỗi tháng gửi về 5 triệu, thỉnh thoảng mua thêm thuốc bổ. Khi bố tái hôn, tôi đoán chi tiêu sẽ tăng, dù cô Liên có lương hưu riêng nhưng tôi vẫn gửi thêm 2 triệu, chỉ mong hai người sống vui vẻ.

Từ đó, tháng nào cũng vậy, cứ mùng 5 tôi lại gửi tiền. Nhưng một hôm, chưa hết tháng mà bố đã gọi điện, giọng ngập ngừng:

– Con à, tháng này con có thể gửi tiền sớm không?

Tôi hơi bất ngờ, nhưng vẫn bảo bố chờ cuối tuần tôi về rồi tính. Cúp máy xong, Vân lại gọi, giọng nghiêm trọng:

– Linh ơi, dì mình sống gần con trai cô Liên. Dì nói dạo này con dâu cô ấy chẳng đi làm, suốt ngày tụ tập, khoe mẹ chồng mới lấy được ông chồng có tiền nên cả nhà khỏi lo kinh tế.

Tôi sững người. Thì ra đây là lý do bố vội gọi điện đòi tiền!

Tôi lập tức gọi lại, hỏi bố chuyện tiền bạc. Ban đầu ông lảng tránh, bảo nhà đông người nên tiêu nhiều. Nhưng tôi gặng hỏi mãi, bố bắt đầu bực:

– Tiền con đưa thì là của bố, bố muốn dùng sao là quyền của bố! Nhà cô Liên có chút việc cần, con đừng lo!

Nghe vậy, tôi thở dài, nói thẳng:

– Bố ạ, dạo này con cũng khó khăn, con trai mới đi học mẫu giáo, tiền học phí cũng tốn kém nên con không gửi thêm được nữa. Nếu có gì gấp thì bố cứ nói, con sẽ cố gắng.

Nói rồi, tôi cúp máy.

Vài hôm sau, số lạ gọi đến. Hóa ra là cô Liên:

– Khi nào con gửi tiền về cho bố? Nhà hết thuốc rồi, mà dạo này bố con phải uống nhiều thuốc lắm.

Tôi liền hỏi: 

– Bố thiếu thuốc gì, để cháu mua gửi về.

Cô ta cười: 

– Ôi, ngoài thuốc còn phải mua thịt cá rau củ nữa, con cứ gửi tiền đi, cô tự lo cho tiện.

Tôi thấy khó chịu, liền từ chối thẳng:

– Cô ạ, dạo này cháu cũng cần tiền, cháu đã nói với bố rồi, có gì cần thì cứ nói cháu.

Bỗng dưng cô ta đổi giọng, quát ầm lên:

– Con sống như thế được à? Bố nuôi con khôn lớn, giờ ốm đau mà con tiếc vài đồng bạc à? Không gửi tiền về thì cả nhà sống sao?

Tôi mặc kệ rồi cúp máy, lòng thầm nghĩ nhất định phải về quê một chuyến, làm rõ chuyện này!

Cuối tuần, tôi về nhà. Vừa bước vào, thấy bố ngồi co ro trên ghế sô pha, tôi xót xa vô cùng. Không khí trong nhà cũng kỳ lạ.

Tôi nói thẳng:

– Bố, con không phản đối chuyện bố và cô Liên sống cùng nhau. Con còn mừng vì bố không còn cô đơn nhưng con không muốn lòng tốt của bố bị lợi dụng. Tiền con gửi bố, con biết cô Liên lấy cho con trai, con dâu cô ấy rồi. Bố không cần giấu con.

Nghe vậy, cô Liên từ trong phòng lao ra:

– Ai lợi dụng ai? Tôi với bố cô cưới nhau đàng hoàng, con trai tôi cũng là con của bố cô. Người một nhà giúp đỡ nhau thì có gì sai? Cô ích kỷ quá đấy!

Bố tôi vẫn im lặng.

Nhìn cảnh này, cơn giận tôi bùng lên:

– Tiền của tôi, tôi muốn đưa ai là quyền của tôi. Tôi gửi tiền cho bố là để bố sống tốt hơn, chứ không phải để bố mang đi nuôi cả nhà người khác. Nếu bà nói con trai bà cũng là con của bố tôi, thì mời bà đến nhà anh ta mà xin tiền! Tôi không nuôi nổi đâu!

Nói xong, tôi bỏ đi.

Sau hôm đó, tôi dứt khoát không gửi tiền về nữa, mặc cho cả bố và cô Liên gọi điện liên tục. Cuối cùng, thấy tôi cứng rắn, bà ta cũng đành chịu.

Tôi chỉ mong bố sống yên ổn những năm cuối đời, nhưng xem ra không dễ. Tôi phải làm sao để báo hiếu mà không bị người khác lợi dụng đây?

 

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/thang-nao-cung-gui-cho-bo-5tr-nhung-chua-het-thang-bo-da-giuc-chuyen-them-toi-quyet-dinh-ve-que-mot-chuyen-thi-moi-viec-moi-vo-le-d265609.html