Sau Tết đừng vội vứt cây đào, đem trồng theo cách này, năm sau cây lại ra hoa ầm ầm

Bạn có thể trồng gốc đào của Tết năm nay để năm sau tiếp tục có cây đào chơi Tết mà không tốn tiền mua.

Thời điểm nào để trồng đào sau Tết ra vườn?

Khi bạn muốn trồng lại cây mới từ gốc cũ, thì nên áp dụng kỹ thuật trồng lại đào sau tết được những nhà vườn chia sẻ đó là: chọn loại đào cây còn tơ thì cây mới sống lâu, sinh trưởng tốt và dùng được nhiều năm mà hoa vẫn nở đều, đẹp, đậm màu. Bên cạnh đó, bạn phải cải tạo và tìm được loại đất thịt pha đất sét có độ PH trung bình từ 7 – 8% mới thích hợp để trồng cây. Nơi trồng cây tốt nhất đó là ngoài vườn, cao ráo, nhiều ánh sáng, nếu không gian nhỏ hẹp có thể trồng trong chậu nhưng cần xử lý tốt khâu thoát nước, tránh tình trạng ngập úng làm chết cây.

Sau tết bạn nên đem cây đi trồng luôn thì mới đảm bảo cây còn tươi, không héo. Thời gian chậm nhất là 15 tháng giêng âm lịch, khi trồng cây nhớ chỉ lấp đất vừa ngang cổ rễ, sau đó, nêm nhẹ đất từ xung quanh dồn cho chặt và tưới nhiều nước.

Khi chuyển đào ra đất trồng các bạn cũng có thể để đào trong chậu hoa đào cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ.

Trồng xong, người trồng cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.

Các bạn có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

Đất trồng đào

Cây đào thích nhất đất thịt pha sét với độ pH từ 7 đến 8. Nên chọn chỗ cao ráo, có khả năng thoát nước tốt để trồng đào. Nếu bị úng nước, cây đào sẽ không thể sống được. Nếu nhà không có đất vườn để trồng cây, bạn nên chuẩn bị chậu có kích thước lớn, đáy chậu có lỗ thoát nước để cây có đủ không gian phát triển.

Trước khi trồng, nên bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau Tết, hãy đem cây đi trồng càng sớm càng tốt. Thời điểm chậm nhất để trồng đào là khoảng Rằm tháng Giêng.

Khi trồng cây đào vào đất, nhớ lấp đất vừa ngang cổ rễ và nêm nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt. Khi vừa mới trồng cây vào đất, hãy tưới đẫm nước. Sau đó, chỉ cần tưới đủ nước cho cây cho đến thời điểm cây ra lá non.

trong-cay-dao-01

Cắt tỉa cây đào

Để năm tiếp theo, đào sẽ ra nhiều nụ đẹp đúng dịp Tết thì bạn cần cắt tỉa đào loại bỏ những cành cũ. Thực hiện cắt thật đau để cành mới nảy mầm nhiều hơn, năm sau cho nụ nhiều hơn. Những lần cắt tỉa tiếp theo chỉ cần cắt nhẹ, tần suất mỗi tháng một lần liên tiếp cho đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Thao tác cắt tỉa cành cần thực hiện dứt khoát để tránh làm dập nát, gây tổn thương cho cây, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, sức khỏe và thẩm mỹ của cây.

Khi trồng cây vào đất (hoặc đổi chậu), nên tỉa cắt cành cây. Lần này, hãy cắt hết các cành già, cành yếu để cành mới phát triển, năm sau cây sẽ cho ra nhiều hoa. Nếu không cắt, năm sau cây sẽ chỉ ra hoa ở phía ngoài đọt cành. Mỗi tháng tỉa bớt một ít cành cho đến thời điểm tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Khi cắt cành, bạn nên quan sát, tính toán để tạo hình cho tán cây.

Tưới nước, bón phân

Sau mỗi lần cắt cành, hãy tưới nước phân hữu cơ cho cây. Các tháng đều cần tưới để cây có dinh dưỡng phát triển cành mới. Đến khoảng tháng 8, tháng 9 thì bón thúc để cây ra nhiều hoa và hoa nở to hơn vào dịp cuối năm. Có thể sử dụng phân bắc ủ kỹ, nước tiểu hoặc đạm urê để bón cho cây đào.

Kiểm soát sâu bệnh

Nếu nhện đỏ làm vàng lá đào của bạn và rụng lá, bạn có thể sử dụng Regent 800WG, Sokupi, v.v. Chúng cũng có thể bị rệp sáp phá hại, bạn có thể dùng thuốc Supracide để phòng trừ.

Tạo tán, tạo thế đứng cho chậu hoa đào sau tết

Nên tạo tán liên tục 5 – 7 ngày / lần bằng cách kết hợp uốn và buộc các cành nhỏ lại với nhau hoặc tạo khung theo các vị trí đã định và cắt tỉa, loại bỏ những cành không mong muốn. Bạn cũng có thể kết hợp phương pháp khắc vảy lên thân đào để tạo vẻ cổ kính cho cây đào.

Với các bước phục hồi như trên, cây đào sau Tết sẽ có sức khỏe và phát triển thân lá tốt nhất chuẩn bị cho mùa Tết tiếp theo.

Hãm cây

Hãm cây giúp kiểm soát tốc độ sinh trưởng của cây, giúp cây ra hoa đúng như ý muốn.

Thời gian bắt đầu hãm cây là từ giữa đến khoảng cuối tháng 8 âm lịch. Thấy cây khỏe, cành lá xanh tốt thì mới tiến hành hãm cây. Những cây già thì không nên hãm. Ở giai đoạn này, hãy dùng dao khứa một vòng cho đứt phần vỏ, vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khoảng một tuần, lá đào sẽ chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống. Nếu lá chưa có hiện tượng chuyển màu này thì nên làm tiếp một lần nữa. Tiếp tục khứa một vòng khác trên vết cũ. Nếu chưa được thì có thể tiếp tục hãm cây lần 3.

Tuốt lá

Khi đào rụng lá thì nụ hoa sẽ phát triển nhanh. Nếu để đào tự rụng lá thì hoa sẽ nở muộn, vào khoảng cuối tháng Giêng hoặc tháng hai. Vì vậy, để đào nở sớm hơn, đúng dịp Tết thì trước Tết bạn cần phải tiến hành tuốt lá đào.

Thông thường, với đào bích, việc tuốt lá có thể diễn ra trong khoảng mùng 5-20/11 âm lịch, đào bạch thì tuốt lá trước khoảng 15/10 âm lịch. Cây già, yếu thì nên tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe.

Chú ý, không tuốt quá mạnh tay làm hỏng các mắt hoa ở cuối nách lá. Nên dùng tay bứt từng lá để tránh làm ảnh hưởng đến mầm hoa.

Chăm sóc đào thế nào để hoa nở đúng dịp Tết tiếp theo?

Theo các hộ trồng đào cho biết để đào ra hoa đúng dịp tết thì phải có cách chăm sóc như: thường xuyên theo dõi thời tiết để chăm tỉa cây cành, thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn.

Đào được trồng từ cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch đến tháng 4, tháng 5 sẽ tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc để nuôi cành trên, tháng 7, tháng 8 tiếp tục cắt những cành cao quá bấm tỉa bớt cho đều tán.

Bắt đầu từ cuối tháng 11 thì tuốt hết lá để cho cây ra hoa và lộc non. Nếu thời điểm này gặp rét thì theo kinh nghiệm dân gian thường thiến đào vào tháng 8 âm lịch bằng cách dùng dao sắc cắt 1 đường quanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành, cách mặt đất trên 40 cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa.

Sau đó 1 tuần nếu lá đào không chuyển sang màu vàng nhạt hoặc hơi rũ xuống thì cần thiến đào thêm 1 lần nữa đến khi lá chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong có thể dùng túi ni lông che vết khoanh để nước mưa không đọng vào làm thối vỏ dùng nước ấm để tưới ra hoa mau ra nụ.

Để hạn chế sinh trưởng thân lá, kích thích mầm hoa thì cứ vào đầu tháng 11 âm lịch chúng ta dùng dao khoanh vài vòng xung quanh cành đào, thân đào. Giữa tháng 11 tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay, đây là một trong những kinh nghiệm đã có từ xa xưa người chơi đã áp dụng để đến dịp gần tết Đào sẽ ra lộc non và nụ hoa.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/sau-tet-dung-voi-vut-cay-dao-dem-trong-theo-cach-nay-nam-sau-cay-lai-ra-hoa-am-am-d208061.html