Phật dạy: Đây chính là báo ứng của người vay tiền nhưng không trả

Việc vay không chịu trả chính là biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Bạn đang tự gieo nghiệp hèn cho chính mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho đời sau.

Nợ tiền không trả là đang tự gieo cho mình nghiệp nghèo hèn

Làm người, có nợ nhất định phải trả. Đừng nghĩ rằng mình có nợ rồi tìm cách trốn chạy. Dù sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải trả giá cho hành động đó của mình mà thôi.

Dù thế nào cũng đừng thiếu nợ ai

Một người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay thì điều này chứng tỏ là người đó đối xử với ta rất tốt, rất tin tưởng. Thế nên chúng ta cần giữ lời hứa cho mình, không thể vay rồi lại không chịu trả.

Nếu quả thực nhất thời chưa đem tiền trả cho người ta được thì hãy nói rõ cho họ hiểu. Hơn nữa cũng phải cố gắng kiếm tiền để hoàn trả cho người ta. Bởi vì người chúng ta vay cũng là bạn bè tốt nên phải biết thông cảm cho nhau.

Chúng ta nhất định phải luôn ghi nhớ ở trong lòng, càng sớm càng tốt phải trả nợ cho người ta.

Người xưa có dạy: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, là bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả nợ””

Thế nên người cho mình vay cực kỳ là có công đức lớn. Mặc dù không phải là quyên tặng cho người khác, nhưng nếu người không phải là đang gặp khó khăn hay nguy hiểm gì thì cũng chẳng đi vay làm gì cả. Việc cho vay sẽ giúp họ vượt qua hoạn nạn.

Khi chúng ta cho người khác chút tiền không giúp ích người đó bằng đi vay người khác nhiều tiền. Bởi vì cho ít tiền cũng không thể làm được việc lớn.

Có người kiếp trước thiếu nợ tiền túi muối mà kiếp này phải làm trâu để sớm tối chở muối trả nợ. Thế nên tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi như trong ngân hàng vậy. Mỗi ngày không trả, tiền lãi sẽ tăng lên.

Việc vay không chịu trả chính là biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Bạn đang tự gieo nghiệp hèn cho chính mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho đời sau.

Phật dạy tiền bạc phải phân minh, tình ái phải dứt khoát. Ngay cả anh chị em trong nhà thì cũng cần phải rõ ràng chuyện tế nhị này. Khoản nào vay cần trả, khoản nào cho thì phải biết ơn.

Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa. Cho nên, có vay thì phải có trả!

Làm thế nào để giải quyết nghiệp chướng?

Nếu bạn đã từng vay tiền của người khác và chưa trả lại có thể thực hiện những điều sau để giảm nghiệp chướng cho bản thân và con cháu đời sau:

+ Hãy cầu xin sự tha thứ từ người vay. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cầu nguyện, thể hiện lòng nhân ái hoặc lập công đức và hồi hướng công đức cho các chủ nợ của bạn.

+ Trả nợ trong trường hợp nợ vẫn có thể trả được, bạn nên trả giá càng sớm càng tốt.

+ Làm điều thiện và tránh điều ác. Hãy cố gắng làm điều thiện và tránh điều ác. Để tạo công đức đền bù những nghiệp đã làm.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/phat-day-day-chinh-la-bao-ung-cua-nguoi-vay-tien-nhung-khong-tra-d201478.html