Nguyên nhân gây ra các loại đột quỵ là gì?
Đột quỵ là căn bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Mỗi phân loại đột quỵ sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Trong đó, một trong những nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu là do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và huyết khối làm tắc nghẽn dòng máu chảy lên não. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch cũng là những yếu tố nguy cơ cần cảnh giác.
Nguy cơ đột quỵ đến từ các bệnh lý
- Bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp sẽ gây áp lực đột ngột lên thành động mạch dẫn đến tình trạng xuất huyết não. Đồng thời, tăng huyết áp cũng là cơ sở hình thành huyết khối trong lòng động mạch.
- Mỡ máu: Lượng mỡ trong máu cao làm gia tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa tích tụ nhiều trên thành động mạch gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng chảy của máu lên não.
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao khiến cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra dễ xảy ra hơn người bình thường. Ngoài ra, lượng đường huyết cao cũng có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có đột quỵ.
- Bệnh lý về tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch làm tăng nguy cơ bị đột quỵ bao gồm rung nhĩ, tăng huyết áp, giãn cơ tim, viêm màng tim, khuyết tật tim bẩm sinh, hở hoặc hẹp van tim, suy tim.
- Bệnh béo phì: Người thừa cân béo phì dễ mắc phải các bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ, điển hình như tăng huyết áp, bệnh về tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…
Các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
- Nghiện thuốc lá: Thuốc lá có tác động khiến hệ thống mạch máu tổn thương và thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch, từ đó gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Tiền sử đột quỵ: Những đối tượng đã từng bị đột quỵ có nguy cơ mắc đột quỵ lần 2 cao hơn người bình thường.
- Lối sống thiếu khoa học: Việc duy trì thói quen sinh hoạt kém phù hợp như lười vận động, thức khuya, ngủ không đủ giấc, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít rau xanh… làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ ở mọi đối tượng.
Ngoài ra, nguy cơ mắc phải các loại đột quỵ còn đến từ các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi khác như tuổi tác, bệnh dị dạng mạch não bẩm sinh, tiền sử đột quỵ trong gia đình…
Nhiều người thắc mắc ngoài thời tiết, yếu tố nguy cơ nào dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trên thực tế, nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Tùy thuộc vào vị trí động mạch bị tắc nghẽn, nó có thể gây ra đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một động mạch vành – động mạch cung cấp máu cho tim, bị tắc nghẽn hoặc hẹp đến mức ngừng lưu thông máu hoặc sự lưu thông máu bị hạn chế nghiêm trọng.
Sự tắc nghẽn động mạch vành có thể xảy ra đo cục máu đông làm ngừng tuần hoàn máu, hoặc do sự tích tụ của mảng bám cholesterol trong động mạch làm sự tuần hoàn chậm lại hoặc ngừng hoàn toàn.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Đột quỵ có thể do xuất huyết hoặc thiếu máu não nhưng phổ biến nhất là đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não), xảy ra do:
- Huyết khối (là tình trạng tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông hình thành tại mạch máu đó): xảy ra do xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường.
- Thuyên tắc mạch (là tình trạng tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác trong cơ thể đến): xảy ra do bệnh lý từ tim, viêm nhiễm, ung thư.
Còn đột quỵ xuất huyết xảy ra do mạch máu não bị vỡ hoặc cấu trúc mạch máu bất thường. Có hai loại là:
- Xuất huyết não: do tăng huyết áp, thoái hóa dạng bột hoặc rối loạn đông máu.
- Xuất huyết khoang dưới nhện: do tăng huyết áp hoặc dị dạng mạch máu não.
Mặc dù nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ có nhiều khác nhau, nhưng các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim có nhiều yếu tố nguy cơ giống nhau, bao gồm:
- Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia;
- Cholesterol cao;
- Huyết áp cao;
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường);
- Bệnh lý tim mạch;
- Tuổi tác;
- Tiền sử gia đình.
Trên thực tế ghi nhận cho thấy, với lối sống không lành mạnh và các yếu tố nguy cơ thì những người từng bị đột quỵ có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim và ngược lại. Tình trạng tăng huyết áp làm căng thành mạch máu, khiến chúng trở nên cứng hơn và ít có khả năng mở rộng khi cần thiết để duy trì sự tuần hoàn. Khả năng lưu thông máu kém sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Những người mắc chứng bất thường về nhịp tim cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Khi nhịp tim không đều, máu có thể tích tụ trong tim và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông đó di chuyển ra khỏi tim đến động mạch vận chuyển máu lên não, nó có thể gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Nhồi máu cơ tim là tình trạng đau tim khi nguồn cung cấp oxy nuôi dưỡng tim bị cắt đứt. Một số người bị đau tim có dấu hiệu cảnh báo, trong khi một số người khác có thể không có dấu hiệu nào. Một số triệu chứng phổ biến là:
Người bệnh cảm thấy đau thắt vùng trước ngực, khó chịu ở vùng ngực và thân trên, đó có thể là dấu hiệu khởi phát của một cơn nhồi máu cơ tim.
Thông thường bệnh nhân sẽ ôm ngực, cảm thấy khó thở và vã mồ hôi lạnh. Chức năng của tim là bơm máu đi nuôi cơ thể, và nếu không bơm đủ máu lên não, não sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến hôn mê. Tới giai đoạn này, có thể nhồi máu cơ tim sẽ bị nhầm lẫn với đột quỵ.
Đột quỵ là tình trạng tai biến mạch máu não. Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, dẫn đến việc máu không được đưa đủ lên một vùng não nhất định, trường hợp này gọi là đột quỵ do thiếu máu não. Còn trong trường hợp chảy máu não, các bác sĩ gọi đó là đột quỵ xuất huyết não.
Cả hai loại đột quỵ này xảy ra ở não và thường gây các biến chứng thần kinh. Người bệnh có thể đột ngột nói khó hoặc không nói được, không cử động được chân tay hoặc chỉ có thể cử động yếu; cảm thấy tê bì dị cảm, và nếu diễn tiến nặng có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu thấy có những triệu chứng liên quan đến dấu hiệu thần kinh, đó là một cơn đột quỵ.
Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cơn đột quỵ não, đột quỵ tim cần cấp cứu ngay
Đột quỵ não khác đột quỵ tim
– Méo mặt, méo miệng thường ở một bên. Rõ nhất khi người bệnh há lớn miệng hoặc cố gắng mỉm cười.
– Yếu tay thường ở một bên. Đưa 2 tay lên không đều nhau.
– Nói không rõ chữ, nói lắp, nói khó, không diễn đạt được điều muốn nói, thậm chí không thể nói được.
– Nhiều người hợp mất ý thức, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Đột quỵ tim
– Đau hoặc tức ngực
– Choáng váng, buồn nôn hoặc nôn ói
– Đau hàm, cổ hoặc lưng
– Khó chịu hoặc đau ở cánh tay hoặc vai
– Khó thở
Ngoài ra, khi có các triệu chứng: khó thở, chóng mặt, đau hoặc tức ngực, ho ra máu hoặc đau bụng dữ dội, đau thắt lưng dữ dội, tụt huyết áp, sốc, bụng nổi khối .. cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế, để được thăm khám và xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do thuyên tắc động mạch phổi và phình hoặc vỡ động mạch chủ.
Những biện pháp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ
Nhiều biện pháp phòng bệnh tương tự có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Bao gồm:
- Đưa mức cholesterol và huyết áp của bạn vào ngưỡng bình thường.
- Bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu bia.
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Kiểm soát lượng tốt đường trong máu.
- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 5 ngày trong tuần trong vòng 30 phút.
- Chế độ ăn ăn ít chất béo bão hòa, đường và hạn chế natri.
Cách phòng tránh đột quỵ não và đột tử do bệnh tim mạch:
Hiệp hội Tim học Hoa Kỳ (American Heart Association – AHA) đánh giá sức khỏe tim mạch quốc gia bằng cách theo dõi 7 yếu tố sức khỏe và hành vi chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ: “Life’s Simple 7” (7 nguyên tắc sống đơn giản) và đo lường những chỉ số này để theo dõi tiến trình cải thiện sức khỏe tim mạch.
Life’s Simple 7 (7 nguyên tắc sống đơn giản) gồm có: không hút thuốc, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh, cân nặng, cũng như khả năng kiểm soát cholesterol, huyết áp và đường huyết.
Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã có thể phân biệt sự khác nhau về nhiều yếu tố của nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ. Thực hành một lối sống lành mạnh có thể là phương pháp rất hiệu quả để phòng ngừa cả hai tình trạng bệnh lý trên.