Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp liên tục tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay là do ảnh hưởng của lối sống. Các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi lần thức khuya đồng nghĩa với việc đang làm suy giảm tuổi thọ tuyến giáp.
Thức khuya ảnh hưởng thế nào đến tuyến giáp?
Trao đổi về vấn đề này, Giáo sư Phó Vĩnh Thanh, Khoa Phẫu thuật Tuyến giáp, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) cho biết, vừa qua các bác sĩ đã điều trị cho một nữ bệnh nhân trẻ tuổi tên Tiểu Linh (19 tuổi), phát hiện mắc UT tuyến giáp ngay khi kiểm tra sức khoẻ trước khi vào đại học.
Điều tra bệnh sử, các bác sĩ đã phát hiện thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi thường ngày của nữ sinh này rất thất thường, đó là thường xuyên thức khuya và ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ. Điều may mắn nhất với nữ bệnh nhân này là phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Sau khi được điều trị và phẫu thuật, bệnh đã hồi phục khá tốt.
Bác sĩ giải thích, thức khuya sẽ dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khả năng miễn dịch cũng bị suy giảm, từ đó có thể kéo theo bệnh tuyến giáp.
Bệnh tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết rất quan trọng trong cơ thể, nằm ở phía trước cổ. Vai trò của tuyến giáp đó là tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều…
Khi nội tiết bị rối loạn sẽ trực tiếp làm tăng áp lực lên chính tuyến giáp. Dẫn đến các triệu chứng như suy giáp, không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Trên thực tế, UT tuyến giáp tiến triển tương đối chậm và bệnh nhân thường có tiên lượng tốt. Nếu phát hiện sớm thì bệnh sẽ không gây nhiều nguy hiểm với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao.
Tuy nhiên, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh UT tuyến giáp có thể lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đáng chú ý, UT tuyến giáp thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nổ hạch ở cổ, khó nuốt hoặc khó thở, giảm cân đột ngột hoặc tăng cân, và mệt mỏi mới xuất hiện rõ ràng.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc UT tuyến giáp thể tủy hoặc UT tuyến giáp dạng thoái biến, các khối u trong tuyến giáp có thể di căn đến các hạch vùng cổ và trung thất, thậm chí đến gan, phổi và xương thông qua hệ bạch huyết.
5 nhóm người có nguy cơ cao bị UT tuyến giáp
Người ăn uống không khoa học
Những người ăn uống thất thường, ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, đồ ăn chế biến sẵn dễ tiến triển bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, việc ăn thiếu hay thừa I-ốt cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Việc bổ sung I-ốt không hợp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone tuyến giáp.
Người hay thức khuya
Đáng nói, thức khuya ảnh hưởng lớn đến nội tiết. Bản thân tuyến giáp là một tuyến nội tiết, một khi bị rối loạn sẽ trực tiếp làm tăng áp lực lên chính tuyến giáp. Dẫn đến các triệu chứng như suy giáp, không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến UT tuyến giáp.
Người có thể lực kém
Một số người có khả năng miễn dịch tương đối thấp và đây cũng chính là đối tượng mà tế bào UT tuyến giáp hay hướng đến. Bởi vì khi có bất cứ mầm bệnh nào xuất hiện, miễn dịch không đủ khỏe để bảo vệ cơ thể, dẫn đến việc phát triển bệnh rất nhanh.
Người thường xuyên dùng thuốc nội tiết tố
Các loại thuốc nội tiết tố, thường là thuốc ăn kiêng và một số loại thuốc làm đẹp có tác dụng thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể, trong quá trình đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hormone của chính tuyến giáp. Sau một thời gian dài sẽ phá hủy sự cân bằng hormone tuyến giáp, từ đó gây ra các bệnh về tuyến giáp, bao gồm cả UT.
Người có người thân mắc UT tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp có yếu tố di truyền. Nếu một người trong gia đình bạn bị UT tuyến giáp, thậm chí có đến 2-3 người mắc cùng một loại UT thì bạn nên lập tức nghi ngờ đến xu hướng UT di truyền, hãy đi kiểm tra bằng xét nghiệm.
3 thực phẩm không nên ăn để ngừa bệnh tuyến giáp
Đồ ăn cay
Đối với bệnh nhân tuyến giáp cần phải lưu ý tránh ăn cay nếu không muốn kích thước khối u ngày càng tăng. Bởi vì vị cay sẽ kích thích vị giác, đồng thời sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, thúc đẩy bệnh tuyến giáp và làm bệnh nặng thêm. Vì vậy nếu không muốn khối u tuyến giáp to lên thì không nên ăn các món cay nóng.
Đồ ăn chứa nhiều muối
Đồ ăn mặn có chứa nhiều natri, sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây nên tình trạng cao huyết áp, ảnh hưởng nhất định đến tim mạch và mạch máu não. Đồng thời, việc tiêu thụ một lượng lớn natri cũng sẽ không tốt cho tuyến giáp, có thể khiến khối u tuyến giáp to ra.
Nội tạng động vật
Người bệnh tuyến giáp tốt nhất nên tránh nội tạng động vật. Các món giàu chất béo như nội tạng động vật không chỉ gây tăng cholesterol xấu trong máu, mà còn gây béo phì, tạo ra các cục máu đông… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến các u giáp, khiến chúng to ra mà còn làm tăng sinh các khối u ở những bộ phận khác trên cơ thể.