Những loại quả ông Thần Tài mê tít và những điều cần làm khi cúng Thần Tài

Ngày mùng 10 Âm lịch hàng năm là ngày cúng Thần Tài. Thờ cúng ông Địa thần tài sẽ giúp gia chủ đón nhận được nhiều tiền tài, may mắn trong công việc kinh doanh, buôn bán.

Tuy nhiên, nên đặt những loại quả nào để thờ cúng ông Địa Thần tài hàng ngày lại là điều không phải ai cũng biết. Dưới đây là những loại trái cây để cúng ngày Thần tài và cần làm:

Những loại quả nên cúng Thần tài

Đào

Đào là một trong số biểu tượng phong thủy phổ biến nhất. Đào đại diện cho sự trường tồn, bất tử. Hoa đào được biết đến là loại hoa ở thiên đường, nơi có những vị thần bất tử. Quả đào cũng có liên quan đến sự giàu có và tuổi thọ. Hoa đào cũng được biết đến như là một biểu tượng phong thủy về tình yêu và hôn nhân.

ngay than tai 1
 

Táo

Quả táo luôn gắn liền với hòa bình, sức khoẻ và sự hòa hợp trong gia đình. Vì vậy, nhiều gia đình thường treo bức ảnh quả táo màu đỏ, vàng để cầu chúc sự bình an, yên ấm cho gia đình.

Cung than tai2

Cam

Sự phổ biến của trái cam trong các ứng dụng phong thủy truyền thống được giải thích bởi sự tươi mát cũng như chất lượng của màu cam. Với biểu tượng của một loại quả trong phong thủy, người ta khuyên nên đặt 9 trái cam trong phòng khách hoặc phòng bếp để gặp may mắn và thịnh vượng.

ngay than tai 3

Người ta tin rằng trái cây có múi như cam, quýt, chanh, có thể xua đuổi xui xẻo nên nó thường được dùng trong các ứng dụng phong thủy truyền thống. Mách bạn mẹo phong thủy tặng “vàng giả” nhận tài lộc.

Lựu

Bởi vì quả lựu có chứa nhiều hạt, mọng nước và ngon ngọt nên nó tượng trưng cho khả năng sinh sản, được coi là biểu tượng hóa giải, thúc đẩy vận may về con cái. Trong phong thủy, với những cặp vợ chồng hiếm muộn, trái lựu được coi như là một loại “thuốc” có khả năng giúp vợ chồng mau chóng sinh con.

ngay than tai 4

Lựu cũng tượng trưng cho hạnh phúc trong gia đình và sự may mắn cho con cháu của một người. Các chuyên gia tư vấn phong thủy thường tư vấn cho các cặp vợ chồng mới cưới ở Trung Quốc nên trưng bày các tác phẩm nghệ thuật gắn với hình ảnh quả lựu để thu hút sự may mắn và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.

Dứa

Âm thanh của từ “dứa” ở Trung Quốc gần với âm thanh của cụm từ “may mắn đến theo cách của bạn”, vì vậy dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy truyền thống phổ biến về sự giàu có, may mắn và sự thịnh vượng.

Nho

Là một loại trái cây cúng ông địa cực kỳ quen thuộc, đại diện cho sự thành công, tượng trưng cho sự đa dạng, dồi dào phong phú của vật chất. Không những vậy, nho còn là một biểu tượng phong thủy truyền thống giúp hóa giải về các vấn đề sinh con một cách tốt nhất…

ngay than tai 7

Cách bài trí bàn thờ cúng Thần Tài

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.

Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).

ban tho than tai

Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.

Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Lưu ý khi cúng Thần tài

  • Không để hoa quả bàn thờ héo úa: Đây là một trong những điều kiêng kỵ mà mọi người cần đặc biệt chú ý, nếu để hoa quả trên bàn thờ héo úa thì có thể dẫn tới việc kinh doanh, làm ăn… khó khăn, không hề suôn sẻ và diễn ra tốt đẹp được.
  • Lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi hoặc rượu pha nước: Chịu khó hoặc thường xuyên lau bàn thờ bằng rượu pha nước hay nước hoa bưởi hàng ngày để nơi thờ tự luôn thơm tho và không bốc mùi.
  • Không để vật nuôi quấy phá bàn thờ thần tài – thổ địa: Tuyệt đối, không được để vật nuôi quấy hoặc phá bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa. Bởi động vật là những loài cực kỳ hiếu động và nghịch ngợm. Chúng có thể làm ô uế bàn thờ và điều đó cực kỳ không tốt đẹp một chút nào.
  • Nơi đặt bàn thờ phải luôn sạch sẽ: Không chỉ giữ gìn cho bàn thờ ông Địa thiết kế chắc chắn luôn luôn sạch sẽ mà lau rửa cho hai ông thần tài và thổ địa bằng nước hoa bưởi hoặc nước pha rượu. Hoặc vào những ngày mưa to, có thể đặt tượng hai ông ra ngoài trời để tắm nước mưa. Sau đó lau khô, xịt nước thơm và cầu khấn cực kỳ linh nghiệm.

3 điều cấm kỵ không nên phạm phải:

Để bàn thờ Thần tài bụi, bẩn

Theo quan niệm của cha ông, tượng Thần tài phải luôn được giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện tấm lòng thành kính. Mỗi gia đình cần có một chiếc khăn sạch chỉ dùng để lau riêng cho tượng Thần Tài.

Khi làm lễ cũng Thần Tài nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đúng mực, không mặc đồ rách, hở hang, thể hiện tấm lòng thành kính. Đồng thời, tuyệt đối kiêng kỵ việc nói tục chửi bậy trước, trong và sau khi hành lễ.

Đặt bàn thờ Thần Tài gần nơi ô uế

Bàn thờ Thần Tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên vị thần. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ.

Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại vì sự ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

Không được bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần Tài

Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần Tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà.

Lễ vật cúng Thần Tài

  • Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu,…
  • 1 lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa ly, hoa hồng,…)

  • 1 bộ giấy tiền vàng mã

  • Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra)

  • 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột

  • Khay vàng giấy

  • 2 bát hương

  • 2 cây đèn nhỏ

  • 1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu

Ngoài ra, bạn có thể cúng thêm đồ mặn tùy tâm của mỗi gia đình.

Thời gian cúng Thần Tài

Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần Tài nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận.

Người Việt Nam có thể cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng, tuy nhiên, ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được người Việt coi là ngày quan trọng nhất, hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nhung-loai-qua-ong-than-tai-me-tit-va-nhung-dieu-can-lam-khi-cung-than-tai-d96765.html