Những đ. ộc t. ố từng được tìm thấy trong sữa bột giả

Trong các vụ bê bối sữa giả quốc tế, có một số thành phần được tìm thấy như Melamine, chì, vi khuẩn Salmonella… Vậy chúng g. ây h. ại cho sức khỏe như thế nào?

Theo báo Dân trí đưa tin, sữa giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại đơn thuần, mà còn tiềm ẩn mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng con người.

Điểm chung của các sản phẩm sữa giả là mức giá rẻ hơn đáng kể so với hàng chính hãng, đánh trúng tâm lý của nhiều người tiêu dùng – đặc biệt là ở khu vực nông thôn hoặc những người có thu nhập thấp.

Vụ bê bối sữa chứa melamine tại Trung Quốc từng gây rúng động toàn cầu (Ảnh: Getty).

Phát biểu tại Hội nghị An toàn Thực phẩm Toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức, bà Renata Clarke – chuyên gia thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) – nhấn mạnh: “Buôn bán sữa giả không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn là tội ác đối với thế hệ mai sau.”

Melamine – chất trong sữa gây s.uy th.ận

Vụ bê bối sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc năm 2008 từng khiến dư luận toàn cầu rúng động. Theo WHO, hơn 300.000 trẻ em bị ảnh hưởng, trong đó ít nhất 6 trẻ đã tử vong do suy thận cấp.

XEM THÊM: Vụ sữa bột giả: Danh sách sữa cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh

Melamine là một hợp chất công nghiệp, thường được dùng trong sản xuất nhựa, keo dán và chất chống cháy. Một số nhà sản xuất vô lương tâm đã cố tình pha melamine vào sữa bột để gian lận hàm lượng protein, do hợp chất này có chứa nhiều nitơ – thành phần khiến thiết bị kiểm định đánh giá sai kết quả.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), melamine hoàn toàn không được phép có mặt trong thực phẩm, vì có thể gây ra sỏi thận, tổn thương thận nghiêm trọng và không thể hồi phục – đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh với hệ bài tiết chưa phát triển hoàn chỉnh.

Vi khuẩn Salmonella – hiểm họa tiềm ẩn trong sữa pha chế thủ công

Nhiều vụ bắt giữ sữa bột giả tại châu Phi và Đông Nam Á đã phát hiện sản phẩm bị nhiễm khuẩn Salmonella – loại vi khuẩn gây ra các triệu chứng nguy hiểm như tiêu chảy, sốt cao và mất nước nghiêm trọng, đặc biệt đe dọa sức khỏe trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch.

Sữa giả được pha trộn thủ công trong môi trường không tiệt trùng chính là ổ chứa lý tưởng của loại vi khuẩn này. WHO cảnh báo, Salmonella gây ra hơn 150.000 ca tử vong mỗi năm, phần lớn ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu.

Hậu quả không chỉ là tiêu chảy cấp, mà còn có thể là v. iêm m. àng n. ão, nhiễm trùng m. a’u, gây tuvong nếu không được điều trị kịp thời.

Chì: Chất độc thần kinh âm thầm

Chì từng được phát hiện trong một số sản phẩm sữa giả tại các nước đang phát triển. Báo cáo năm 2020 của The Lancet Global Health cho thấy, một số loại sữa bột trôi nổi có hàm lượng chì cao gấp 20 lần mức cho phép.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ, làm giảm chỉ số IQ, gây rối loạn hành vi và khả năng học tập. Về lâu dài, chì còn là nguyên nhân gây tăng huyết áp, tổn thương th.ận, ảnh hưởng sinh sản và tăng nguy cơ UT.

Chất tạo sánh công nghiệp

Để mô phỏng độ đặc và mùi vị của sữa thật, nhiều đối tượng đã sử dụng các chất như carboxymethyl cellulose (CMC) – một chất làm đặc công nghiệp, hoặc đạm thực vật không rõ nguồn gốc. Một số thậm chí pha trộn cả bột ngô, tinh bột biến tính và hương liệu tổng hợp.

Tuy các chất này có thể tạo cảm giác “giống sữa”, nhưng lại không cung cấp dinh dưỡng và thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng hoặc viêm ruột nếu dùng lâu dài.

Làm gì để bảo vệ gia đình khỏi sữa giả?

Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần:

– Mua sữa tại cửa hàng, nhà thuốc, siêu thị uy tín.

– Kiểm tra kỹ tem chống giả, mã QR, hạn sử dụng.

– Không mua sữa “xách tay”, “giá rẻ bất ngờ” từ các trang mạng xã hội, livestream…

– Quan sát màu, mùi và độ tan của sữa trước khi cho trẻ sử dụng.

Ngoài ra, cần tăng cường sự giám sát của lực lượng quản lý thị trường, kiểm định chất lượng định kỳ các loại sữa bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực dinh dưỡng trẻ em.

7 cách phân biệt sữa thật – sữa giả dễ dàng nhất mà người tiêu dùng nên thuộc lòng

Vụ việc cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở sản xuất sữa bột giả với quy mô lớn đã khiến dư luận không khỏi hoang mang. Qua quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã khám xét 19 địa điểm, thu giữ 84 loại sữa bột, với tổng cộng 26.740 hộp từ 90 lô hàng. Điều đáng lo ngại là các sản phẩm giả này được đóng gói trong bao bì tinh xảo, sao chép gần như y hệt các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng bên trong lại chứa nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Ước tính, số tiền thu được từ hoạt động phi pháp này lên tới gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm.

Sự việc khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, bởi ngày nay sữa giả ngày càng được làm tinh vi, khó nhận biết. Trong khi đó, hậu quả từ việc sử dụng sữa kém chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách phân biệt sữa thật và sữa giả mà cha mẹ cần ghi nhớ để bảo vệ con em mình.

1. Nhận biết qua bao bì và thông tin trên vỏ hộp

1.1 Nhãn mác và thiết kế vỏ hộp

Sữa thật thường có thiết kế sắc nét, màu sắc rõ ràng, thông tin in trên vỏ hộp rõ ràng, đầy đủ và không bị nhòe mờ. Bao bì thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như tên thương hiệu, thành phần, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất và hạn dùng. Nếu là sữa nhập khẩu chính hãng thì bao bì thường không có tiếng Việt in trực tiếp mà chỉ có tem phụ dán kèm để hướng dẫn người dùng.

Sữa giả thường có vỏ hộp không rõ nét, màu in có thể quá rực rỡ hoặc bị mờ, thông tin dễ bị phai, sai lệch hoặc in thiếu chi tiết. Một số sản phẩm giả còn sử dụng lại bao bì của sữa thật nhưng đã qua sử dụng, được chỉnh sửa lại bằng cách làm mờ hoặc thay đổi thông tin về hạn dùng.

1.2 Kiểm tra mã vạch sản phẩm

Bạn có thể sử dụng mã vạch in trên bao bì để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Dưới đây là một số đầu mã phổ biến:

  • 893: Việt Nam
  • 885: Thái Lan
  • 880: Hàn Quốc
  • 888: Singapore
  • 690 đến 692: Trung Quốc
  • 00 đến 13: Mỹ và Canada
  • 49: Nhật Bản
  • 30 đến 37: Pháp
  • 40 đến 44: Đức
  • 471: Đài Loan
  • 489: Hồng Kông
  • 94: New Zealand
  • 93: Úc
  • 50: Anh

1.3 Ngày sản xuất và hạn sử dụng

Sữa thật có thông tin về hạn sử dụng và ngày sản xuất được in hoặc dập nổi rõ ràng, không bị tẩy xóa hay chỉnh sửa. Trong khi đó, sữa giả thường có thông tin hạn dùng không rõ ràng, bị làm mờ hoặc có dấu hiệu bị thay đổi. Người tiêu dùng nên cẩn trọng với những sản phẩm có giá quá rẻ so với mức trung bình trên thị trường, vì đó có thể là hàng kém chất lượng hoặc đã hết hạn.

2. Phân biệt bằng cảm quan khi kiểm tra sữa bên trong

2.1 Mùi vị

Sữa thật có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, vị nhạt và tan chậm trong miệng. Khi uống xong, thường để lại cảm giác hơi dính trên đầu lưỡi. Ngược lại, sữa giả có thể có vị chua hoặc mùi lạ, dễ tan bất thường khi cho vào miệng và gây cảm giác khó chịu.

2.2 Màu sắc

Sữa bột thật thường có màu vàng nhạt, đồng đều. Sữa giả có thể có màu vàng sậm hoặc hơi xám, màu không tự nhiên và dễ vón cục.

2.3 Độ mịn và độ tơi của bột

Khi chạm tay vào, bột sữa thật mịn, tơi, không bị vón cục. Cảm giác khi sờ vào là mềm và mượt. Ngược lại, sữa giả thường có bột thô ráp, vón cục, không đồng đều và có thể cảm thấy sạn khi dùng tay kiểm tra.

2.4 Cách pha thử sữa

Khi pha sữa với nước nóng, nếu là sữa thật thì bột sẽ nổi lên trên bề mặt nước, cần khuấy mới tan hoàn toàn và sau 5 phút sẽ không bị lắng cặn. Ngược lại, sữa giả có thể tan rất nhanh kể cả khi không khuấy và để lâu sẽ bị lắng xuống đáy ly.

Khi pha với nước lạnh, sữa thật sẽ khó tan ngay, cần khuấy mới tan đều. Trong khi đó, sữa giả có thể tan nhanh bất thường hoặc bị lắng cặn ngay sau khi cho vào nước.

3. Dấu hiệu khi trẻ uống phải sữa giả

Việc cho trẻ uống phải sữa giả có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có thể nhận biết qua các biểu hiện sau:

– Rối loạn tiêu hóa: Trẻ có thể bị đau bụng, buồn n/ô/n hoặc tiêu chảy do không thể hấp thụ được các thành phần không rõ nguồn gốc có trong sữa giả.

– Cơ thể mệt mỏi: Trẻ dễ bị n/ô/n ói, mất nước, uể oải, thậm chí là m/ê ma/n do bị ng/ộ đđộ/c hoặc thiếu dưỡng chất.

– Không tăng cân hoặc bị sút cân: Trẻ uống sữa giả không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

5 bước phân biệt sữa bột thật hay giả cực kỳ nhanh chóng - Doctor247

4. Tác hại nghiêm trọng của sữa giả đối với trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, nên nếu sử dụng phải sữa bột không đảm bảo chất lượng, các bé rất dễ bị dị ứng, tiêu chảy, thậm chí bị ng/ộ đ/ộ/c. Nếu sữa chứa vi khuẩn hoặc nấm mốc do quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể bị nhi/ễm đ/ộ/c, liệt cơ, gặp vấn đề về hô hấp và thậm chí là t/ử v/on/g. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm từ những thương hiệu lớn và mua tại cơ sở uy tín là điều vô cùng quan trọng.

5. Một số lưu ý quan trọng khi mua và sử dụng sữa cho bé

– Cha mẹ nên tập thói quen đọc kỹ thông tin trên bao bì, bao gồm thành phần, công dụng, nơi sản xuất và hạn sử dụng.

– Trong quá trình cho trẻ sử dụng, cần quan sát sức khỏe và phản ứng của bé. Nếu có dấu hiệu bất thường như nôn trớ, tiêu chảy, sụt cân, nổi mẩn hoặc các vấn đề về hô hấp, cha mẹ nên ngưng sử dụng ngay và đưa trẻ đi khám.

Cách phân biệt sữa giả và sữa thật đơn giản tại nhà ai cũng nên biết

– Hạn chế mua sữa giá rẻ không rõ nguồn gốc. Hãy ưu tiên lựa chọn đúng loại sữa mà bé đang dùng và mua tại các cửa hàng, nhà thuốc hoặc siêu thị có uy tín.

Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng với trẻ nhỏ, vì vậy đừng để sự thiếu cẩn trọng khiến sức khỏe của con bạn gặp nguy hiểm. Hiểu rõ cách phân biệt sữa thật và sữa giả sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi chọn lựa sản phẩm cho bé yêu của mình.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nhung-d-oc-t-o-tung-duoc-tim-thay-trong-sua-bot-gia-d277620.html