Vậy 3 vật mà người xưa dặn không nên vứt bỏ khi chuyển nhà là gì?
Mọi người đều khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, trong đời người, việc chuyển đến một ngôi nhà mới được coi là một sự kiện trọng đại.
Do đó, khi chuyển đến nơi ở mới với để mong đợi một cuộc sống sung túc hơn trong tương lai, mọi người có xu hướng vứt bỏ một số đồ cũ, đến nơi mới sắm sửa lại cho đẹp đẽ. Rốt cuộc môi trường mới đương nhiên đòi hỏi bầu không khí mới.
Tuy nhiên, người xưa dặn: “Muốn giữ tài lộc, may mắn, chuyển nhà đừng vứt 3 vật này”. Vậy, 3 vật không nên vứt bỏ khi chuyển nhà là gì?
Theo người xưa, nếu bạn vứt bỏ tất cả sách ở nhà khi bạn chuyển nhà tương đương với việc vứt bỏ tương lai của con cháu mình.
Trong các gia đình thời xưa, nếu có sách ở nhà, hầu hết đều xuất thân từ gia đình khoa bảng khá hiếm hoi. Trong suy nghĩ của mọi người, sách là nền tảng của của danh tiếng và sự thành công, đảm bảo cho sự thịnh vượng liên tục của một gia đình.
Vì vậy, ngày xưa, gia đình nào càng có quyền lực thì càng chú trọng việc giáo dục con cái, quan tâm đến việc lưu trữ sách vở trong gia đình.
Ngay cả khi chuyển nhà thì những cuốn sách trong nhà sẽ tiếp tục được bảo tồn. Ngày xưa việc có một bộ sưu tập sách trong nhà không phải việc dễ dàng. Vì vậy, sự tiếp nối của gia đình, ngoài còn cái và những đồ vật có giá trị còn có những cuốn sách được tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chỉ thông qua việc bảo tồn từ đời này qua đời khác thì mới có thể tích lũy được nhiều “của cải” hơn cho thế hệ tiếp theo.
Do đó, theo người xưa, nếu bạn vứt bỏ tất cả sách ở nhà khi bạn chuyển nhà tương đương với việc vứt bỏ tương lai của con cháu mình. Người xưa cũng có câu: “Trong sách có vàng“, không chỉ là nhằm nói đến giá trị kiến thức có trong sách mà nó thực sự có giá trị kinh tế khi lưu giữ sách.
Ngay cả bây giờ, dù việc mua sách không còn khó khăn, nhà nhà đều “khoa bảng”, con cháu học hành tấn tới, nhiều bằng cấp nhưng sách trong nhà vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các thế hệ tương lai.
Vì thế, như người xưa dặn, khi chuyển nhà bạn đừng nên vứt bỏ sách cũ.
Người xưa dặn khi chuyển nhà không nên vứt bỏ gối cũ
Nhắc đến gối, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng một chiếc gối bình thường có gì không thể vứt đi. Trong gia đình ngày nay, gối về cơ bản là một vật dụng rất phổ biến và là vật dụng thường xuyên được thay thế để đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên, vào thời xưa, gối không phải là một vật dụng bình thường mà là “bảo bối” của nhiều người. Vì môi trường sống ngày xưa không an toàn và tiện nghi như bây giờ, nhiều người có thói quen giấu đồ đạc có giá trị dưới gối để đề phòng bị mất cắp.
Người xưa cũng coi gối là vật may mắn của một người. Nếu bạn vứt bỏ gối của mình khi chuyển nhà, nó sẽ tương đương với việc bạn ném đi vận may của mình.
Ngoài ra, nhiều người đã quen với việc có một chiếc gối thoải mái khi ngủ. Nếu một chiếc gối đã được sử dụng trong nhiều năm và bạn đã quen với nó nhưng đến nhà mới bạn lại thay một chiếc gối mới có thể sẽ khiến bạn khó thích ứng, mất ngủ. Điều này trong phong thủy cũng là điều không tốt.
Người xưa dặn chuyển nhà không vứt bát đũa cũ
Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy rằng dù có chuyển nhà bao nhiêu lần đi chăng nữa, bạn vẫn luôn giữ một số đồ vật cũ kỹ trong nhà.
Đương nhiên, những đồ cũ ở đây đều có giá trị chẳng hạn như đồ cổ, đồ vàng ngọc. Nhưng người xưa lại dặn khi chuyển nhà không nên vứt bát đũa cũ đang dùng.
Bát đũa cũ là vật rẻ tiền, sao lại không nên vứt bỏ? Quan niệm của người xưa có 2 nguyên nhân. Trước đây vật dụng thiếu thốn nên đồ cũ dù rẻ tiền cũng không nên vứt bỏ dễ dàng.
Nguyên nhân thứ 2 quan trọng hơn đó là trong quan niệm của người xưa “bát đũa” là biểu tượng cho sự “phú quý” của một người. Nó tượng trưng cho “công việc”, “sự nghiệp”. Nếu bạn đánh mất bát đũa cũng có nghĩa cắt đứt nguồn tài chính, không thể “kiếm cơm”.
Nói chung, nhiều quan niệm của người xưa khi xem xét ở thời bây giờ không còn ý nghĩa gì. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, chúng vẫn còn những giá trị tinh thần, nhắc nhở, cảnh báo nhất định. Bạn có thấy điều đó còn ý nghĩa không?
Nguồn: Báo Dân Việt
https://danviet.vn/nguoi-xua-dan-muon-giu-tai-loc-may-man-chuyen-nha-dung-vut-3-vat-nay-20230208173900606.htm