Nếu người Việt cứ uống cà phê như hiện tại, đường đi từ quán nước đến gi.ường b.ệnh không còn xa

Hiện nay, có đến 90% người Việt vẫn chưa thực sự biết cách thưởng thức một ly cà phê nguyên chất đúng nghĩa. Thị hiếu phổ biến lại đang nghiêng về những loại cà phê pha trộn với đậu nành, caramen và các phụ gia khác – những thành phần tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Nếu tiếp tục duy trì thói quen này, hành trình từ ly cà phê đến giường bệnh sẽ không còn xa.

“Cách uống cà phê của người Việt đang đi ngược lại xu hướng thế giới” – ông Nguyễn Văn An, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam, nhận định tại tọa đàm “Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của cà phê” từng chia sẻ với báo chí.

     

Theo ông An, trong khi thế giới tập trung khai thác hương thơm tự nhiên của cà phê, thì người tiêu dùng Việt lại ưu tiên vị đậm đà – thường đến từ các chất phụ gia chứ không phải từ hạt cà phê nguyên chất.

“Nhiều người cho rằng cà phê thật thì không ngon, phải có thêm phụ gia mới đậm đà”, ông An chia sẻ.

Ông cho rằng, người Việt đang uống nhiều chất độn hơn là cà phê thực sự. Điều này dẫn đến hệ quả nghiêm trọng: thay vì uống cà phê, người dùng đang tiêu thụ hóa chất hoặc nông sản rang cháy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ông An chỉ ra, nhiều cơ sở chế biến nhỏ vì chạy theo lợi nhuận và thiếu hiểu biết về an toàn thực phẩm đã sản xuất ra những loại cà phê chứa thành phần độc hại. Ví dụ như:

Rang cháy đậu tương để tạo vị đậm đắng.

Dùng nhân cau để tạo vị chát, khiến người uống có cảm giác…

Phủ caramen từ đường cháy và bơ công nghiệp lên cà phê. Các chất này sau khi để ở nhiệt độ thường có thể sinh ra nấm mốc và độc tố.

Các chất cháy và tinh dầu cháy có khả năng gây ung thư, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dùng.

Trong khi đó, phương pháp chế biến như vậy chỉ giúp tạo vị đắng chát chứ không giữ được hương thơm đặc trưng của cà phê. Muốn giữ và phát huy hương cà phê thật, cần sử dụng công nghệ rang ở nhiệt độ phù hợp để kích thích quá trình hóa hơi tự nhiên – điều mà nhiều nhà sản xuất trong nước chưa quan tâm đúng mức.

Ông An cho biết: “Hàm lượng caffeine trong một số loại cà phê chỉ dao động quanh mức 1%, nên người uống có thể uống nhiều mà không cảm thấy say, vì lượng caffeine gần như không đáng kể. Tuy nhiên, nếu nghiện uống loại cà phê này liên tục, người dùng sẽ sớm gặp nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe”.

Đồng quan điểm, ông Phan Minh Thông – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phúc Sinh – nhận định: “Chúng ta đang chịu nhiều thiệt thòi. Trong khi thế giới uống cà phê nguyên chất, thì ở Việt Nam, người tiêu dùng chủ yếu dùng sản phẩm pha trộn từ bắp, đậu và hương liệu”.

Theo các chuyên gia, với thể trạng người Việt hiện nay, nên sử dụng cà phê có hàm lượng caffeine từ 1,5% đến dưới 2% trên tổng chất khô. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 12 đến 15 gram cà phê xay nguyên chất. Việc tiêu thụ quá nhiều cà phê có hàm lượng caffeine vượt mức 2% có thể gây ức chế thần kinh, làm loãng xương và tăng nhịp tim.

Ông An cũng lưu ý: “Người tiêu dùng thông thái nên chọn cà phê có hàm lượng Arabica cao, tức hàm lượng caffeine từ 1,5% đến dưới 2% tổng chất khô. Quan trọng là nên thưởng thức hương cà phê, không phải vị cà phê”.

Hiện nay, hai loại cà phê phổ biến nhất tại Việt Nam là Arabica với hàm lượng caffeine khoảng 1,5%, và Robusta với mức khoảng 2,5%.

Một nghịch lý đang tồn tại là Việt Nam dù là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng mức tiêu thụ nội địa lại rất thấp. Trong khi nhiều nước ưu tiên phát triển thị trường tiêu dùng trong nước rồi mới tính đến xuất khẩu, thì ở Việt Nam, phần lớn cà phê chất lượng cao đều dành để xuất khẩu.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/neu-nguoi-viet-cu-uong-ca-phe-nhu-hien-tai-duong-di-tu-quan-nuoc-den-nghia-dia-khong-con-xa-d276576.html