Cung kính khiêm nhường
Trong cuộc sống này thì có nhiều người sống cực kỳ cao ngạo, lúc nào họ cũng cho rằng mình giỏi giang, mình xuất chúng hơn nhiều người. Kiểu người này họ sẽ chẳng bao giờ lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Ngược lại kiểu người sống khiêm tốn, không tự mãn thì lúc nào biết cúi đầu, biết suy nghĩ cho mọi người, vì thuận lợi cho người khác mà sẵn sàng chịu thiệt. Kiểu người này chắc chắn được bề trên bảo hộ.
Càng khiêm tốn càng tránh được 3 cái oán
Người sống biết cung kính khiêm nhường, chẳng những sẽ được công thành danh toại mà còn có thể tránh sự oán hận của người đời, bảo hộ bản thân khỏi những tai họa, giữ gìn được cơ nghiệp của tổ tiên.
Bởi thế nên một người sống nhất định không được kiêu ngạo, tham sắc dục mà buông thả đi chính bản thân mình. Nhất định phải sống thật khiêm tốn, có thể mới làm nên chuyện lớn được.
Có một phương pháp, nếu khiêm tốn trong mọi việc và mọi đối xử thì giữ được thiên hạ, khiêm tốn tới mức trung bình thì giữ được quốc gia, lòng khiêm tốn ít thì chỉ giữ được bản thân mà thôi.
Kiêu ngạo là ngọn nguồn của tội lỗi
Nhiều người có thể biết điều khiêm nhường thụ phúc, nhưng bản thân lại cảm thấy khó làm được. Nhưng khi danh, lợi, tình, quyền đều đủ cả thì khó mà tránh được cảm giác lâng lâng tự hào.
Khi làm được chút chuyện liền cảm thấy mình có tiếng nói, nếu cứ như này thì làm sao mà nuôi dưỡng đực đức tính khiêm nhường, duy trì được phúc khí của bản thân.
Trái với khiêm nhường chính là kiêu ngạo, chỉ cần buông lơi được lòng khiêm tốn thì một người sẽ trở nên cực kỳ kiêu ngạo. Nếu chúng ta biết được tính nguy hại của tâm kiêu ngạo, có lẽ sẽ có thể ước thúc bản thân cung kính khiêm nhường.
Hãy nhớ, sự khiêm tốn là xuất phát từ trong tâm hướng ra bên ngoài chứ không phải dựa vào hành động cố ý. Cũng không phải xuất phát từ lễ phép mà là từ mỹ đức, nội tâm chân thật.
Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình, người không tự khen mình, công lao mới có thể được khẳng định.