Trong thịt chân giò heo chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, collagen, vitamin B1, B2, sắt, protein giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, chống lão hóa, điều trị các chứng bệnh mất ngủ,… hiệu quả.
Không chỉ có lợi cho sức khỏe mà chân giò heo còn có thể chế biến ra nhiều món ăn siêu hấp dẫn như giả cầy, nem chạo, chân giò hầm măng,… Tuy nhiên để món ăn thơm ngon, chuẩn vị thì việc lựa chọn chân giò ngon và phù hợp là điều quan trọng nhất.
Chân giò heo được chia làm chân giò trước và chân giò sau, và vị ngon của hai loại chân giò này cũng có sự khác biệt. Nếu không kiểm tra xem xét kỹ sẽ rất dễ mua nhầm. Giá cả hai loại chân giò này cũng có sự chênh lệch, thường thì chân giò trước sẽ có giá thành cao hơn chân giò sau. Vì vậy, bạn hãy tham khảo một số mẹo dưới đây nhằm dễ dàng phân biệt và lựa chọn loại chân giò phù hợp để chế biến món ăn.
1. Nhìn vào hình dáng chân giò
Do chân trước hoạt động nhiều nên phần thịt sẽ mỏng, mềm, ngọt và có nhiều gân hơn vì vậy mà khi chế biến các món hầm, giả cầy, luộc,… sẽ mềm, thấm gia vị và ngon hơn. Dáng của chân giò trước cũng thường nhỏ, đẹp hơn.
Ngược lại phần chân sau hoạt động ít nên có nhiều thịt nạc và mỡ, dùng để nấu cháo, kho, xào,.. rất ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Do chân giò trước thường chịu trọng lực của cơ thể đè xuống và di chuyển tương đối nhiều nên chân giò trước có hình dáng to, thô và trông hơi cong, thịt ở chân giò trước cũng dày hơn và các nếp nhăn trên bề mặt chân giò cũng rất rõ ràng.
Chân giò sau do chỉ hỗ trợ vận động và ít chịu trọng lực của cơ thể nên trông tương đối mảnh và thẳng hơn, ít thịt và có ít nếp nhăn trên bề mặt hơn.
2. Nhìn vào móng của chân giò
Móng heo thường có 4 ngón nhưng khi di chuyển thì chỉ có 2 ngón trên mặt đất. Các ngón chân của chân giò trước kích thước tương đối lớn và đều nhau, các ngón chân trông mượt mà hơn. Hai ngón chân ở chân giò sau trông sẽ thô hơn và kích thước ngón chân không đều nhau.
Nói tóm lại, không khó để phân biệt đâu là chân giò trước, đâu là chân giò sau. Chân giò trước thịt dày và nhiều gân, ăn dai và rất ngon. Chân giò sau sẽ ít thịt và xương to hơn. Vì vậy tùy theo chế biến món ăn nào mà bạn lựa chọn loại chân giò thích hợp. Chân giò trước thích hợp chế biến các món chân giò om hoặc quay nướng. Chân giò sau thích hợp chế biến món canh, hầm…
Cách phân biệt chân giò trước và chân giò sau
Chân giò trước
Khi quan sát phần chân giò trước, bạn sẽ nhận thấy phần móng giò sẽ có dáng đẹp và rõ hơn so với chân giò sau. Ngoài ra, do hoạt động nhiều hơn nên chân giò trước sẽ có nhiều gân và có phần thịt mỏng, ít hơn chân giò sau.
Thịt chân giò trước có ưu điểm đó là ngọt thanh hơn chân giò sau. Vì vậy, nếu bạn muốn chế biến các món hầm, luộc thì nên lựa chọn phần thịt này nhé.
Trường hợp nếu bạn có ý định mua làm quà biếu thì phần chân giò trước sẽ vô cùng phù hợp bởi nó có hình dáng đẹp hơn.
Chân giò sau
Ngược lại với chân giò trước thì phần chân giò sau sẽ có nhiều thịt bắp hơn, có thêm mỡ và thịt sẽ không được ngọt. Bù lại, ưu điểm lớn nhất của chân giò sau là có nhiều thịt và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn chân trước.
Nếu bạn muốn nấu cháo hay làm thịt băm thì hãy chọn mua chân giò sau. Ngoài ra, bạn có thể ướp phần thịt chân sau cùng một chút rượu trước khi nấu để món ăn ngon hơn nha.
Nên chọn mua chân giò trước hay chân giò sau ngon hơn?
Mặc dù đều là chân giò lợn nhưng ít ai biết rằng giữa thịt chân trước và sau sẽ có những đặc điểm và hương vị khác nhau. Vì vậy, bạn nên nắm rõ thông tin trước khi chọn mua.
Thông thường vì chân giò trước của con lợn sẽ vận động nhiều hơn chân sau. Chính vì thế mà phần chân giò trước sẽ có nhiều gân hơn. Điều đó cũng có nghĩa là phần này sẽ có thịt mỏng và ít hơn chân sau.
Tuy vậy hương vị của chân giò trước sẽ thanh đạm, ngon ngọt và có phần giòn hơn. Vì vậy mà chân giò trước sẽ thích hợp để nấu các món ăn như luộc, hầm, làm chạo hay giả cầy,… đều sẽ rất ngon đó.
Phần chân giò sau vì ít hoạt động nên sẽ có ít cơ, thường sẽ to và nhiều thịt hơn. Phần mỡ của nó sẽ nhiều và phân bố đều trên bề mặt. Chính vì thế mà chân giò sau sẽ thường dùng để chế biến các món xào, kho, làm thịt băm hay nấu cháo,… đều tuyệt.
Chung quy lại thì điểm khác biệt nhất giữa 2 phần này chính là chân giò trước sẽ có nhiều cơ hơn và chân giò sau sẽ có nhiều thịt hơn.
Chính vì vậy mà bạn hãy dựa trên yêu cầu của món ăn để lựa chọn loại phù hợp nhé. Tuy vậy, khi xét về hương vị thì phần chân giò trước sẽ ngọt và thanh hơn nên nó cũng sẽ có giá đắt hơn so với phần chân giò sau.
Một số lưu ý khi chọn mua giò heo
Dù mua móng giò trước hay sau thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để có thể lựa được chân giò tươi ngon:
Nên mua khối thịt giò rắn chắc, các thớ thịt đều có đường cắt khô ráo, có màu sắc tự nhiên.
Thịt có màu hồng tươi, không có mùi hôi tanh và khi ấn tay xuống có độ đàn hồi.
Phần móng còn nguyên vẹn không bị long ra thì giò heo mới tươi ngon.
Bạn nên chọn những khối thịt giò trông rắn chắc, có màu sắc tự nhiên, tươi tắn, các thớ thịt đều có đường cắt khô ráo.
Thịt chân giò tươi ngon thường thì phần thịt sẽ có màu hồng tươi, không có mùi hôi tanh bất thường, khi dùng tay ấn vào thịt có độ đàn hồi.
Nên mua những khối thịt có phần móng còn nguyên vẹn không bị long ra.
Bạn không nên chọn chân giò bị ứ nước hoặc khi cắt thì có dịch màu vàng chảy ra vì đây là chân giò kém chất lượng.
Tránh chọn chân giò có dấu hiệu tím tái, xuất hiện những vết thâm đen bên ngoài da vì có thể đây là giò heo bị ôi thiu, khi dùng để chế biến món ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chất lượng của giò heo sẽ quyết định rất nhiều đến hương vị của món ăn vì vậy mà bạn nên lựa chọn thật kỹ để có thể mua được chân giò phù hợp, ngon và tươi mới nhé. Hy vọng đây sẽ là mẹo để bạn có thể lựa chọn được loại chân giò phù hợp với món ăn nhà bạn nhé.
Chúc bạn lựa chọn được loại chân giò thích hợp cho bữa cơm gia đình mình nhé.
Tham khảo thêm 2 món ngon từ chân giò:
1. CHẠO CHÂN GIÒ
Một trong những món ăn mình rất thích khi về làm dâu quê chồng (Ninh Bình) đó là món chạo chân giò. Mùi thơm của thịt chân giò nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh thực sự tạo hấp dẫn và vị ngọt của thịt, bùi bùi của lá ăn kèm cùng với chút cay của riềng, chua của khế cũng hội tụ đầy đủ trong món ăn này.
Nguyên liệu:
– Thịt chân giò: 500g
– Riềng: 150g
– 4-5 củ sả
– 3-4 quả khế chua
– 20g vừng
– 4-5 cái lá chanh
– Ớt, tỏi, muối, đường, chanh
– Rau ăn cùng: lá sung, lá đinh lăng hoặc các loại lá khác như lá mơ, rau thơm các loại.
Cách làm:
Thịt chân giò rửa sạch, để ráo sau đó đem thui vàng. Ngon nhất là bạn thui bằng rơm, nếu không có rơm bạn có thể quấn giấy xung quanh miếng thịt rồi thui hoặc cho lên bếp lửa thui vàng các mặt cũng được.
Thịt sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 15-20 phút, khi thịt chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.
Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.
Thái thịt thành những miếng mỏng.
Thịt sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.
Chạo chân giò ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. Chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. Khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.
2. CHÂN GIÒ BÓ LUỘC
Chuẩn bị:
– 1 cái chân giò ngon
– Nấm hương, mộc nhĩ
– 1 thìa ăn phở nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1 thìa hành khô băm nhỏ
– Chỉ trắng, giấy nến
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế chân giò
Chân giò 1 chiếc làm sạch, xát muối rồi rửa sạch, để ráo.
Dùng mũi dao nhọn và sắc rạch 1 đường giữa tại mặt dưới chân giò, nhớ chừa lại phần móng. Khéo léo dùng mũi dao lọc phần da, cơ tách rời khỏi xương, sau đó chặt bỏ xương.
Bước 2: Làm nhân
Thịt bắp chân giò rửa sạch, xay nhỏ.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ vụn.
Trộn thịt với mộc nhũ, nấm hương cùng 1 thìa ăn phở nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1 thìa hành khô băm nhỏ.
Lưu ý: Nếu ai thích nhân quyện và mịn hơn có thể cho thêm giò sống.
Bước 3: Nhồi chân giò
– Nhồi thịt vào phần chân giò đã lọc xương, cuốn tròn lại và dùng dây gai hoặc chỉ trắng cuộn chặt.
– Dùng giấy nến cuộn bên ngoài rồi cho vào nồi hấp cách thủy 35-40 phút cho chín.
– Bỏ ra cho nguội rồi cho ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng để thịt khỏi bung ra.
– Khi ăn cắt bỏ dây, dùng dao sắc thái thành những khoanh mỏng rồi bày ra đĩa và thưởng thức.
Món chân giò bó ăn kèm tương ớt hoặc chấm nước mắm chua ngọt đều ngon!