Mua bưởi về cứ làm cách này, bưởi để cả năm không héo không thối, bưởi xuống nước còn tăng vị ngọt

Cuối năm là dịp bưởi vào mùa và có rất nhiều loại bưởi ngon. Nếu muốn bảo quản bưởi để lâu vài tháng thì cứ làm theo cách đơn giản này.

Từ dịp tháng 10 bưởi được bán rất nhiều ở chợ với nhiều giống loại như bưởi Đoan Hùng, bưởi diễn, bưởi hoàng…Bưởi là một thực phẩm tốt cho sức khỏe và còn là một món tráng miệng ngon được nhiều người yêu thích. Bưởi cũng là món ăn chống ngán và giúp dễ tiêu hóa đặc biệt dịp cuối năm nhiều tiệc tùng, cỗ bàn.

Tuy nhiên nếu không biết bảo quản thì bưởi nhanh bị héo, thối núm, đặc biệt khi trời mưa ẩm. Một khi bưởi xuất hiện quả mốc thì sẽ lây lan rất nhanh sang các quả khác làm thối cả thùng bưởi. Do đó muốn bưởi ngon hãy làm theo cách sau:

Dùng vôi – kinh nghiệm xa xưa của các cụ không sai

Từ thời xa xưa khi đời sống còn nghèo nàn đơn giản, người dân đã biết bảo quản bưởi cho ngày Tết. Thời đó hoa quả hiếm nên bưởi thường kết thúc trước tháng 12 âm, vì thế người dần muốn để dành có bưởi cho ngày Tết thì dùng vôi đã tôi quét lên núm bưởi. Vôi là một chất giúp chống lại vi khuẩn vì tính kiềm cao. Vôi giúp diệt vi khuẩn. Phần núm bưởi chính là “cửa ngõ” để vi khuẩn xâm nhập làm thối quả. Đo đó thay vì quét vôi toàn quả thì bạn chỉ cần chú trọng đắp vôi lên trên núm quả bưởi để diệt khuẩn. Sau đó lớp giấy hoặc carton rồi đặt bưởi lên. Nhưng tránh xếp nhiều tầng lớp bưởi lên nhau nhé. Bạn cũng nên để ở chỗ góc nhà khô thoáng không bị ướt nước.


Vùi bưởi vào trong cát

Cát khô không chỉ để bảo quản bưởi mà còn để bảo quản khoai tây rất hiệu quả. Bạn vùi bưởi vào trong đống cát khô, hoặc cho bưởi vào thùng caront, thùng xốp khô sạch rồi đổ cát lên. Bạn nên cho bưởi to nặng ở dưới, bưởi nhỏ ở trên. Cát có công dụng giúp hút ẩm và bảo quản hương vị của bươi, ngăn ngừa tình trạng thối mốc. Bảo quản bằng cát có thể giúp bưởi tươi được vài tháng.

 

Xếp bưởi lên giàn tre gỗ là một cách giúp bưởi hạn chế tiếp xúc với nấm mốc và tạo sự khô thoáng. Bạn nên đẩy kệ tre vào nơi thoáng mát khô ráo rồi giấy hoặc carton lên sau đó cho bười lên. Cách làm này giúp bưởi khô thoáng và không bị nấm mốc. Bạn có thể kết hợp phương pháp quét vôi tôi lên bưởi rồi mới đặt bưởi lên giàn. Nê dùng giấy báo sẽ giúp bưởi khô thoáng và chống mốc tốt hơn.

Để bưởi vào gầm giường khô thoáng

Thời xa xưa cha ông ta cũng thường lăn bưởi vào trong gầm giường khô thoáng, bởi nơi đó ít ánh sáng nên vi khuẩn khó phát triển trên hoa quả hơn. Tuy nhiên làm cách này bạn cũng cần thường xuyên phải kiểm tra để thấy quả có vấn đề thì cần loại ra tránh lây sang quả khác.

Lưu ý bảo quản bưởi

Bưởi xuống nước sẽ ngon hơn bưởi mới cắt từ trên cây xuống. Do đó bảo quản bưởi được lâu mà còn tươi ăn sẽ ngon hơn bưởi mới. Hơn nữa bưởi là một thực phẩm tốt để dành. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản, bạn cần thường xuyên kiểm tra chỗ bưởi đang có trong nhà. Nếu không may có quả hỏng nhớ bỏ ra để tránh lây sang các trái khác bởi khi trong đám bưới có 1 quả bị mốc thì những quả còn lại lây mốc rất nhanh.

Bạn cũng cần tránh để nước ẩm vấy vào bưởi. Trước khi mang bưởi đi bảo quản cần để ý tránh tình trạng bưởi bị ướt. Nếu bưởi ướt bạn cần lấy khăn lau rồi để khô hẳn vỏ mới cất.

Tránh rửa bưởi trước khi mang đi bảo quản, bởi vỏ bưởi tự nhiên có một lớp phấn bảo vệ quả, rửa vừa làm mất lớp bảo quản này vừa làm nước thấm vào trong vỏ bưởi nên khiến chúng nhanh thối.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/mua-buoi-ve-cu-lam-cach-nay-buoi-de-ca-nam-khong-heo-khong-thoi-buoi-xuong-nuoc-con-tang-vi-ngot-d195074.html