Lựu là một trong số 10 loại quả được nhập khẩu nhiều nhất vào nước ta. Vậy người tiêu dùng làm sao để phân biệt được lựu Việt Nam – Trung Quốc?
Chia sẻ về cách nhận biết, chị Vũ Thị Huyền, chủ cửa hàng hoa quả trên phố Nguyễn Xiển (Hà Nội) cho biết để phân biệt được 2 loại này không quá khó khăn. Với bề ngoài, người mua chỉ cần để ý tới màu sắc, kích thước. Còn khi bổ ra, việc nhận biết dựa vào hạt, vỏ, mùi vị…
Lựu là trái cây chứa nhiều vitamin giúp nâng cao thể trạng của cơ thể và làn da thêm căng đẹp. Đặc biệt lựu còn có tác dụng trong việc phòng bệnh về khớp, tim, ung thư… Tuy nhiên, với tình trạng lựu được nhập ồ ạt từ Trung Quốc sang khiến nhiều người tiêu dùng Việt e ngại khi mua loại quả này dù có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh. Vì thế, người tiêu dùng cần nhận biết một số đặc điểm để phân biệt lựu Trung Quốc với lựu Việt Nam.
Theo đó, lựu Việt Nam thường quả nhỏ hơn, không đều nhau, vỏ không căng mịn mà khá sần sùi hoặc nám, khi quả xanh có màu xanh, vàng nhạt và chuyển dần sang đỏ khi chín. Nhưng với lựu Trung Quốc, kích thước quả lớn hơn, đều, vỏ căng, mịn và màu sắc hồng đẹp, bắt mắt.
“Cách phân biệt vẻ bề ngoài này có vẻ khó khăn cho những người không phải “tín đồ” của quả lựu. Vì vậy, người tiêu dùng có thể xem phần bên trong của quả lựu để nhận biết chính xác hơn”, chị Huyền nói.
Với bên trong quả lựu, người tiêu dùng sẽ thấy màu sắc của lựu Trung Quốc có màu đỏ đẹp và bắt mắt, các hạt đều mọng nước. Trái lại, lựu Việt Nam thường màu trắng hồng nhạt, nhìn như lựu non, các hạt to, ít nước hơn.
Đặc biệt, lựu Trung Quốc rất hay bị thối, tức là sẽ hỏng từng hạt, từng chỗ trong quả lựu nhưng vẻ bề ngoài vẫn đẹp, không có dấu hiệu gì của việc lựu bị hỏng. Còn lựu Việt Nam, chị Huyền chưa từng thấy tình trạng như vậy bao giờ, thường vỏ ngoài hỏng thì bên trong mới hỏng.
Điều chú ý nữa là lựu Trung Quốc thường có ít hạt, ăn rất ngọt nhưng khi bổ lựu lại không ngửi thấy mùi thơm. Còn với lựu Việt Nam, hạt nhiều và to hơn, ăn có vị ngọt thanh khi chín, còn quả xanh ăn sẽ thấy vị hơi chua, mùi thơm của lựu nhận biết dễ dàng khi bổ.
Theo chị Huyền, thời gian bảo quản của 2 loại lựu này khác nhau hoàn toàn. Lựu Việt Nam chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn, nhanh héo và nhanh hỏng. Còn lựu Trung Quốc để vài tháng vỏ ngoài vẫn tươi nhưng hạt bên trong thì hỏng dần.
Vì lẽ đó, lựu Trung Quốc bày bán lâu hơn. Trong khi đó, lựu nước ta có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Người tiêu dùng muốn mua lựu Việt nên mua trong khoảng thời gian vào vụ thu hoạch này.
Cụ thể:
Hình dáng
Lựu Trung Quốc (phải) có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng còn lựu Việt da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín.
Lựu Trung Quốc có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Khi bổ quả lựu ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau. Lựu Việt Nam tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt lựu bên trong sẽ thấy lựu trong nước có mùi thanh, lựu Trung Quốc thường không mùi hoặc mùi của hoá chất.
Bên trong lựu
Lựu Trung Quốc do phải vận chuyển nhiều, dùng nhiều chất bảo quản nên rất hay bị thối ở bên trong. Hạt lựu không cứng, chắc như lựu Việt Nam mà rất hay bị mềm nhũn, chảy nước, thậm chí là bị thối giữa. Khi mua về bảo quản không được lâu, rất nhanh hỏng.
Màu lõi lựu
Lựu Việt Nam (bên phải) màu hạt nhạt hơn, lựu Trung Quốc (bên trái) thường có hạt màu đỏ, đều nhau.
Lựu Trung Quốc thường có hạt màu đỏ, rất đều nhau nếu mua dính quả lựu non thì tất nhiên nó có màu trắng hoặc trắng hồng rồi. Tuy nhiên lựu non thì chỉ là những quả bị lẫn, không nhiều lắm. Nói chung, phần lõi của lựu Trung Quốc trông rất bắt mắt.
Hạt lựu
Lựu Trung Quốc thì hạt không nhiều, phần vỏ và phần cùi dày, phần sơ ngăn cách giữa các khoang hạt cũng khá là dày. Khi ăn lựu Trung Quốc, hạt thường khô, ngọt đến ngọt đậm.
Trong khi đó, lựu Việt Nam tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu.
Mùi
Dùng mũi ngửi hạt lựu bên trong sẽ thấy lựu ta có mùi thanh, đặc trưng, lựu Trung Quốc thường không mùi thơm mà thậm chí còn có mùi lạ của hóa chất.
Thời gian bảo quản
Do sử dụng nhiều chất bảo quản, lựu Trung Quốc thường có thời gian bảo quản lâu hơn, thậm chí vài tháng trời mà quả trông vẫn tươi. Vì thế, thời gian bán lựu Trung Quốc thường sớm hơn và dài hơn. Trong khi đó, lựu trong nước có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và nhanh bị hỏng, héo hơn.