Khi tôi gặp bố dưỡng đó là lúc tôi chưa tròn chín tuổi. Sau khi bố và mẹ ly hôn, mẹ tôi đưa tôi và em trai đến nhà bố dượng. Đó là một ngôi nhà cũ nát, trong sân có một cây bồ kết rất lớn. Bố dượng là người duy nhất trong căn nhà. Mẹ kéo tôi và em trai ra đứng ngoài sân, bắt gặp ánh mắt của bố dượng.
Quê tôi ở miền Tây Nam Bộ, năm mẹ tôi 30 tuổi, bố tôi ly hôn, bỏ lại mẹ con tôi. Mẹ đưa hai chị em tôi ra ở riêng một thời gian. Sau đó, được một người tốt giới thiệu mẹ tôi quen được bố dượng. Ông ấy là một người nông dân trung thực, vì vậy dù đã 32 tuổi mà ông ấy vẫn còn độc thân.
Ông ấy không biết diễn đạt tình cảm của mình bằng lời nói, mà chỉ thông qua hành động. Bố dượng luôn cho chúng tôi những gì tốt nhất. Cũng giống như lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, ông ấy vẫn nhét những quả chà là đỏ tươi khô vào túi quần của chúng tôi. Hai chị em tôi ăn không ngừng.
Mẹ tôi chỉ vào bố dượng và bảo em trai gọi là bố. Đứa em trai tôi chưa được 6 tuổi gọi “bố” to đến mức bố dượng kích động đứng dậy khỏi ghế. Ông đến bên em trai là ôm lấy, còn đưa cho em thêm vài quả chà là to màu đỏ. Tôi nghĩ tới nghĩ lui mãi, nhưng không thể mở miệng gọi được.
Bố dượng của chúng tôi sống trong ngôi nhà đổ nát, và từ khi chúng tôi đến cuộc sống của ông ấy trở nên sống động hơn. Cho dù nhà có dột nát thế nào thì dù sao chúng tôi cũng đã có tổ ấm riêng của mình.
Ngoài mấy con gà, con vịt và chiếc cối xay, trong nhà chẳng có vật gì quý giá. Một gia đình bốn người, bốn miệng ăn, phải lo từng bữa. Kế sinh nhai trở thành một vấn đề lớn, nhưng bố dưỡng chưa bao giờ than phiền với chúng tôi, ông luôn âm thầm tìm cách giải quyết.
Mẹ tôi cũng là một người đảm đang, mẹ và bố dượng có tính cách giống nhau, sống với nhau cũng rất hòa thuận. Chưa bao giờ cãi vã hay cáu gắt, họ đều cùng nhau cố gắng để gia đình này trở nên tốt đẹp hơn.
Với sự nỗ lực của mẹ và bố dượng, tình hình gia đình dần được cải thiện. Bố dượng không muốn mua đồ đẹp cho mình, ông chắt chiu từng đồng kiếm được để lo cho chị em tôi. Bố dượng cao lớn và ăn rất nhiều, nhưng ông ấy chưa bao giờ muốn ăn. Mỗi ngày đều lấy đồ ăn thừa của tôi và em trai để ăn, rồi húp vài ngụm canh thừa thế là xong.
Đôi khi mẹ thấy thương ông, lén giấu một quả trứng vào bát của ông. Khi phát hiện, bố dượng liền vớt ra, gọi tôi và em trai lại bên cạnh, và cho chúng tôi ăn. Khi chúng tôi lớn lên, chúng tôi nhận ra rằng cứ tiếp tục làm nông thế này không thể nuôi một gia đình bốn người được. Nếu bố dượng không tiết kiệm tiền lo cho chúng tôi, chắc chắn em trai và tôi đã bị còi cọc.
Khi tôi đến nhà bố dượng thì lúc đó cũng được 8 tuổi, nhưng vì điều kiện nên tôi vẫn chưa đi học. Sau đó, bố dượng đã thuyết phục mẹ tôi vay tiền khắp nơi để tôi được đến trường.
Khi tôi nhận được cuốn sách đầu tiên, tôi không thể đọc lướt qua nó, vì vậy tôi đã lấy và đưa chó bố dượng xem. Bố dượng sợ đôi tay lao động của mình sẽ làm bẩn cuốn sách, nên ông đã đi rửa tay nhiều lần trước khi lật trang đầu tiên như một đứa trẻ. Ông ấy còn nói rằng ông ấy không biết chữ, và thậm chí không thể viết tên của mình, vì vậy ông ấy sẽ để tôi và em trai được đi học.
Không lâu sau đó, em trai tôi cũng đến tuổi cắp sách đến trường, nhà nghèo đến nổi cái nồi cũng chẳng có. Mẹ cũng khuyên chờ thêm 2 năm nữa thì cho em trai đi học. Nhưng bố dượng nói rằng trẻ em không nên trì hoãn việc học, và nhất quyết cho em trai tôi đi học.
Để kiếm tiền, lần đầu tiên bố dượng rời xa chúng tôi đi làm phụ hồ ở một công trường trên huyện. Ông vác trên vai hai trăm cân xi măng, ngoài ra còn đi cấy lúa, thu hoạch ngô, cuốc đất,…Ông ấy làm tất cả những công việc nặng nhọc khác, chỉ cần có thể kiếm được tiền.
Cho dù bố dượng có đi xa, đi vài ngày, mỗi khi trở về trong túi vẫn đầy quà cho mẹ con chúng tôi. Son phấn cho mẹ, kẹo cho em trai và sách cho tôi.
Chúng tôi mong chờ biết bao ngày bố dượng về, biết anh về, mẹ tôi sẽ quét sân từ sớm, lén bôi kem bố dượng mua lần trước lên, rồi hỏi chúng tôi xem có đẹp không, không biết bố dưỡng có thích không?
Không giống như tôi, em trai tôi khi đến đây ở vẫn còn nhỏ, nên bố dưỡng là người thân nhất với nó. Em trai tôi lớn lên trên đôi vai bố dượng, mùa hè bố dượng sẽ cõng em trai trên lưng rồi đi bắt ếch ngoài đồng. Khi em ốm, bố dưỡng cũng cõng trên lưng lên phố lấy thuốc. Nửa đêm, bố dượng cõng em trai du ngủ.
Nhìn bố dượng và em trai, người ngoài sẽ cho rằng đó là cha con ruột. Trong ngôi nhà cũ dột nát, luôn rộn rã tiếng cười nói. Cũng may nhờ sự nhường nhịn và bao dung của bố dượng, mẹ tôi trở nên mở lòng và cười nhiều hơn trước đây.
Chỉ là khung cảnh hạnh phúc đó không kéo dài mãi mãi được. Bốn năm sau, mẹ tôi qua đời, bố dượng khóc như một đứa trẻ.
Ngày an táng mẹ, ba chúng tôi ôm nhau khóc trước mộ mẹ. Lần đầu tiên một người đàn ông mạnh mẽ như bố dượng rơi nước mắt, nước mắt cứ thể chảy xuống cổ bố dượng, tôi và em trai.
Vắng mẹ, gia đình mất đi niềm vui tiếng cười ngày xưa. Gia đình bỗng trở nên vắng vẻ hơn. Chúng tôi biết bố dượng là người buồn nhất, lúc nào ông cũng mang theo ảnh mẹ. Nhiều lần ăn cơm, bố dượng sẽ vô thức chuẩn bị thêm một bộ bát đũa, mãi sau này ông mới biết mẹ không còn ở đó nữa.
Sau khi mẹ mất, tôi và em trai vẫn tiếp tục đi học. Còn bố dượng vẫn đi sớm về khuya để kiếm tiền. Mỗi khi nhìn thấy bố dượng cuốc bộ một mình trong ánh chiều tà, tôi cảm thấy rất buồn. Bố dượng vừa làm bố, vừa làm mẹ nuôi nấng tôi và em trai nên người. Con nhà nghèo sớm gánh vác việc nhà, tôi và em trai rất hiểu chuyện, làm một số việc nhà trong khả năng để bớt gánh nặng cho dượng.
Khi tôi học lớp sáu tiểu học, tôi đã yêu cầu bố dượng cho tôi nghỉ học. Nhưng bố dượng không đồng ý, tôi giải thích:
“Một mình dượng nuôi hai con khổ lắm, con nghỉ học rồi có thể giúp được dượng mà”.
Bố dượng gõ điếu thuốc tàn lửa trong tay, nhẹ nhàng nói:
“Dượng biết con là đứa trẻ hiểu chuyện, nhưng dượng không thể để con lỡ tương lai tươi sáng được”.
Tôi chua chát nói:
“Tương lai thì sao chứ? Thành tích học tập của con luôn ở mức trung bình và thấp. Sau khi nghỉ học, con có thể làm việc mà con muốn làm”. Và tính tôi cố chấp hơn mẹ, nên bố dượng chỉ có thể chấp nhận, ông ấy tôn trọng ý kiến của tôi.
Sau khi nghỉ học, tôi mới biết rằng để tìm được một việc ở ngôi làng miền núi nghèo này thật khó khăn biết bao. Sau hơn nửa năm nuôi thỏ, một trận dịch làm chết hơn 30 con thỏ. Vì vậy, tôi đã nghĩ đến việc ra ngoài làm việc. Những người bạn cùng lứa tuổi tôi trong làng, sau khi nghỉ học họ đều lên thị trấn cách nhà 10 cây số để làm công nhân may, nghe đâu lương tháng cũng được 5 triệu. Tuy nhiên, nếu tôi đi, ai sẽ chăm sóc ngôi nhà này? Ai sẽ giặt giũ và nấu ăn cho dượng và em trai?
Sau khi tôi nghỉ học, bố dượng không muốn tôi ra đồng làm việc vì nắng, một mình bố dượng làm hết việc đồng áng. Còn tôi làm những công việc vặt ở trong nhà. Mẹ đi rồi, gia đình thật sự không thể thiếu người phụ nữ để giặt giũ, may vá và nấu ăn,…
Ở ngôi làng miền núi nhỏ này, không ai hiểu được những hoài bão và khát vọng của tôi. Vì vậy, tôi chỉ còn cách đến hiệu sách để mua thật nhiều sách để giải tỏa tâm trạng buồn chán. Khi rảnh rỗi, tôi say mê đọc, đêm đến thì chui vào chăn bí mật viết nhật ký.
Khi em trai tôi học lớp 11, bỗng một hôm có hai người khách lạ đến nhà, họ thủ thỉ với bố dượng ở một phòng khác. Khi họ đi, khuôn mặt của bố dượng trông rất tệ, ông đắm chìm vào suy tư.
Trong bữa tối, bố dượng kể cho tôi và em trai tôi toàn bộ câu chuyện. Hóa ra hai người đó được bố ruột của chúng tôi gửi đến. Sau khi bố ruột tái hôn, người phụ nữ bị vô sinh và nhận nuôi một bé gái. Họ trải qua đủ loại khó khăn, hỏi thăm khắp nơi, mới biết được chúng tôi ở đây. Mục đích lần đến này là để đưa em trai tôi trở về.
Gia đình ba người chúng tôi thảo luận suốt đêm nhưng không có kết quả. Em trai tôi gợi ý rằng tôi nên đến gặp bố ruột. Em trai bảo nếu con gái ở nông thôn sẽ không có tương lai tốt, dù sao bố ruột của tôi cũng ở huyện, lại là con nhà cán bộ, chắc chắn sau này tôi sẽ có thể sống tốt.
Bố dượng hỏi em trai:
“Con đã sắp xếp cho chị gái mình, còn con thì sao?”
Em trai tôi bảo:
“Con là con trai, học hết cấp 2 sẽ thi cấp 3, và vào đại học, thi không đậu vẫn có thể ra ngoài đi làm hoặc nhập ngũ. Con có nhiều cơ hội hơn chị gái”.
Đêm ấy, lời nói của tôi là ít nhất. Tuy rằng bố dượng nói vui vẻ nhưng tôi biết ông ấy không đành lòng, chúng tôi đều hận bố ruột.
Cả đêm hôm đó tôi trằn trọc không ngủ được. Vào thời khắc định mệnh này, đứng trước cơ hội thay đổi số mệnh, lần đầu tiên tôi mất ngủ. Bố dượng cũng vậy, nửa đêm tôi thấy ông ấy tỉnh dậy mấy lần.
Vào lần thứ hai, và thứ ba hai vị khách kia tới đây, cuộc đàm phán của họ với bố dượng vẫn không có kết quả. Điều bố ruột tôi muốn là em trai, mục đích là nối dõi tông đường, và kế thừa việc kinh doanh của gia đình chứ không phải đứa con gái là tôi. Từ tận đáy lòng, cả ba chúng tôi đều không muốn xa nhau, bao năm qua cả ba chúng tôi đều nương tựa vào nhau mà sống, nếu thiếu một người thì gia đình này sẽ không còn là gia đình nữa. Dù sống hay chết, chúng tôi phải ở bên nhau. Nhưng vùng quê này còn nghèo nàn, lạc hậu lắm, một đứa con gái chỉ học hết tiểu học thì thật sự không có tương lai tươi sáng, tôi gần như phát điên lên.
Cuối cùng cha ruột cũng đã đồng ý rằng cho phép cả tôi cùng trở về với em trai. Có thể do tôi đã thấy mình thiệt thòi quá nhiều kể từ khi phải nghỉ học, tôi không phản đối, nhưng em trai tôi lại phản đối quyết liệt, nó không chịu đi. Dù giáo viên, bạn học, bố dượng khuyên nhủ nó cũng không đi.
Em trai tôi được hai người của bố ruột bế lên xe, dọc đường em trai không ngừng la hét và khóc. Bố dượng nhìn chúng tôi lên xe, nước mắt ông giàn giụa, sau hơn mười năm, hai đứa trẻ do ông nuôi nấng lại bị bắt đi, rời xa vòng tay của mình. Trong lòng tôi dâng lên một loại đau xót chưa từng có. Kể từ ngày hôm đó, tôi chợt phát hiện ra rằng bố dượng đã chiếm một vị trí không thể thay thế trong trái tim tôi.
Nhà của bố ruột rất sang trọng và có tất cả mọi thứ. Bố ruột của tôi là người đứng đầu huyện, suốt ngày bận rộn với các hoạt động xã hội và hầu như không ở nhà, mẹ kế là người chăm sóc tôi và em trai.
Lần đầu tiên gặp mẹ kế, tính tình mẹ kế thất thường. Vì bản thân không sinh được con, lại cướp con của người khác, đương nhiên bà không tin tôi và em trai sẽ yêu bà. Ở nhà, mẹ kế không chỉ hạn chế quyền tự do của tôi mà còn xem trộm nhật ký và thư từ của tôi. Tất cả điều này khiến tôi ghét cay ghét đắng.
Sau khi em trai tôi đến ngôi nhà này, em trai hoàn toàn khép mình, và không hòa nhập với trường học. Em trai còn đánh nhau với các bạn cùng lớp suốt ngày, mẹ kế thì dĩ nhiên rất tức giận. Sau lưng bố ruột thì mắng nhiếc chị em tôi:
“Thằng nhóc con, đừng hòng chạy tốn, tao đã phải tốn bao tiền mới đưa được về”.
Trong năm đầu tiên đến, em trai tôi đã ba lần lén lút tự mình đón tàu về, khiến cha đình bố ruột đứng ngồi không yên. Có lẽ lúc này bố ruột và mẹ kế mới nhận ra rằng tôi và em trai là những người biết suy nghĩ và thông minh, sẽ không bị người khác thao túng. Chúng tôi biết ai tốt với mình và ai tử tế với mình. Lúc này bố ruột tôi mới nhận ra tầm quan trọng của tôi khi em trai bỏ nhà đi. Ngoài tôi ra không ai có thể thuyết phục được nó quay về.
Mỗi lần tôi trở lại ngôi làng nhỏ trên núi, tôi đều đưa em trai cùng về. Thực ra tôi rất muốn quay về, về thăm nhà, về thăm bố dượng, nhưng tôi không bốc đồng như em trai.
Em trai vừa về đến nhà liền như con thú bị thương tìm được người thân, đi đâu em trai cũng đi theo bố dượng, hai bố con không thể tách rời. Sự phụ thuộc lẫn nhau đầy tình cảm giữa bố dượng và em trai khiến tôi tự hỏi liệu mình có làm sai điều gì không? Điều này khiến tôi mới đến người mẹ trên trời, và nếu mẹ còn sống, mẹ sẽ lựa chọn như thế nào? Liệu mẹ có rời bỏ bố dượng để hưởng vinh hoa phú quý?
Thời gian trôi nhanh quá, thoáng chốc đã mấy năm trôi qua. Tôi lấy được tấm bằng kế toán từ trường đại học, và dưới sự sắp xếp của bố ruột, tôi bắt đầu đi làm. Em trai tôi cũng trúng tuyển vào một trường đại học, em trai luôn ghi nhớ lời tôi nói với nó:
“Chỉ khi nào bản thân mình có khả năng thì mới có thể báo đáp được người thân”.
Lần cuối chúng tôi về thăm nhà là vào nửa tháng trước. Ngôi nhà này vẫn giống như hồi tôi 9 tuổi, căn nhà đất, một cái sân nhỏ, không có gì thay đổi. Ngoại trừ tiếng cười nói trong sân không còn nữa. Hai năm kể từ ngày chúng tôi đi, bố dượng già đi trông thấy, tóc ông đã bạc dần.
Tôi đem tất cả chăn mền ra giặt, rồi đi chợ mua quần áo mới cho bố dượng mặc quanh năm. Trong hơn mười năm chúng tôi ở cùng ông, chưa bao giờ thấy bố dượng mặc một bộ quần áo mới hay ăn một miếng thức ăn ngon nào.
Tôi nói với ông:
“Bố đừng tiết kiệm nữa, số tiền chúng con cho sẽ để sửa sang lại ngôi nhà, khi nào bố cần thì tìm bạn đời nhé”
Lòng tôi đau nhói:
“Sau này bố cũng đừng hút thuốc nữa, thuốc lá không tốt cho sức khỏe đâu”
Có lẽ do bố dượng đã già, nước mắt ông không chút che đậy đã lăn dài trước mặt tôi. Ông ôm đầu, nghẹn ngào nói:
“Con gái, bố chưa từng nghĩ tới ngày các con báo đáp cho bố. Bố chỉ mong được thay mặt mẹ con thấy con trưởng thành, nhìn con lập gia đình và sống tốt thôi”.
Tôi, người vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ và lạc quan cũng đã bật khóc:
“Bố, con biết rồi. Sau này con và em trai nhất định sẽ chăm sóc cho bố. Bố không phải lo điều gì cả, cuộc sống gia đình chúng ta sẽ tốt hơn”.
Trước khi đi, tôi từng đến nhà thăm các bác, các cô, các dì trong làng, nhờ họ giúp chị em chúng tôi chăm sóc cho bố dượng và nhờ họ tìm một người bầu bạn với ông.
Một năm sau, quê hương xây dựng lại. Một năm tiếp theo, bố dượng đã tái hôn, và người phụ nữ cũng mang theo một cậu bé, giống như em trai của tôi.
Tôi đã gửi cho bố dượng rất nhiều quà mừng và viết rằng:
“Khi bố về già, con và em sẽ phụng dưỡng”.
Cuối thư, tôi viết thêm:
“Cả đời này, bố vẫn mãi là bố của chúng con, chúng con là con ruột của bố, kiếp sau chúng ta vẫn sẽ là người một nhà”.