Mẹ tôi hiền lành lắm, trước bà ngoại có nghề bán bánh cuốn gia truyền nên mẹ cũng theo nghề đó. Cả nhà tôi gần như là trông chờ vào những đồng tiền từ hàng bánh cuốn của mẹ.
Bố tôi làm công chức lương được bao nhiêu ông đãi bạn bè hết. Tính ông cực kì khó chịu, đi làm về là bắt vợ con phục vụ từ chén nước đến cái tăm. Sáng nào ông dậy cũng phải có sẵn ấm nước trà nóng ở trên bàn rồi. Mẹ bán hàng ăn sáng bận là vậy mà vẫn phải đổi món cho bố, không có chuyện sáng nào cũng bưng đĩa bánh cuốn vào thì ông mắng cho sấp mặt.
Sống với nhau từng ấy năm nên mẹ tôi hiểu tính bố, từ cái áo, cái quần, đến đôi giày bố đi làm lúc nào cũng chỉ chu, là lượt.
Mẹ chăm sóc bố đến từng chân tơ kẽ tóc, mỗi lần ông chỉ cần cảm cúm thôi là bà cuống lên đi tìm thuốc còn rót cả cốc nước để sẵn đấy. Có lúc tôi thấy ông chẳng cầm lên mà gọi mẹ:
“Nước với thuốc của tôi đâu”.
Mẹ đang đun nồi cháo dưới bếp vẫn phải tất tả chạy đưa thuốc đưa nước cho bố. Có lần ông bị đau ruột thừa phải vào viện mổ, mẹ túc trực chăm sóc, nâng đỡ từng tí một.
Ảnh minh họa: Nguồn Pantip.com
Hôm bố về nhà vẫn chưa được ăn cơm chỉ húp nước cháo suông thôi nhưng ông ném cả cái bát xuống nền:
“Cháo gì mà nhạt nhẽo, ít cũng phải hầm con chim bồ câu vào chứ”.
Mẹ lại lúi húi dọn dẹp, chiều bà tìm mua bằng được con chim câu về lọc thịt, băm nhỏ rồi nấu cháo cho bố. Nhiều khi tôi thấy mẹ chăm chồng còn chu đáo hơn là chăm con cái vậy.
Chị em tôi lớn lên cũng giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt như nấu cơm, rửa bát. Nhưng mẹ đâu có được nhàn nhã hơn vì bố lúc nào cũng yêu sách hết chuyện này đến chuyện khác, chẳng bao giờ để bà được yên.
Trước kia hiếm khi thấy mẹ ốm lắm, thỉnh thoảng kêu đau đầu lại tự mua thuốc uống chứ chưa bao giờ bố hỏi thăm mẹ được 1 câu tử tế.
Từ lúc hai chị em tôi đi lấy chồng, bố nghỉ hưu nên càng khó tính hơn chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mà không nghĩ cho vợ con. Vừa rồi mẹ bị tai biến phải nằm viện điều trị cả tháng trời. Thời gian đó không ai ở nhà cơm nước khiến ông cáu loạn lên.
Mẹ đi chữa bệnh mà bố không hề vào thăm 1 lần lấy lý do đi lại xa xôi. Hôm tôi sang lấy thêm ít quần áo cho mẹ, bố chẳng hỏi được 1 câu nào tử tế mà cằn nhằn:
“Tự nhiên thì lăn ra ốm, nhà như cái nhà hoang”.
Nếu không phải bố mình chắc tôi cho một trận rồi. Nghĩ mà thương mẹ, cả đời hi sinh vì chồng con cuối cùng đổi lại được gì? Chồng ốm thì tất tả ngược xuôi lo thuốc men, cơm bưng nước rót, thế mà lúc bà nằm liệt đó chẳng thấy bóng dáng ông đâu.
Sao phụ nữ vất vả vì chồng vì con mà đàn ông lại thờ ơ vô tâm đến vậy nhỉ? Như bố tôi chẳng hạn, ông quen thói được chăm sóc tận răng, coi đó là nghĩa vụ của vợ và mình chỉ tận hưởng. Còn lúc vợ con ốm đau bệnh tật thì thân ai người ấy lo.
Ảnh minh họa: Nguồn tvmag.drama
Tổng hợp : Webtretho
https://www.webtretho.com/f/tam-su-cua-vo/luc-bo-toi-om-me-mua-tung-vien-thuoc-khi-ba-liet-giuong-khong-thay-bong-dang-ong-dau
- Ngỡ “làm lại cuộc đời” khi đến với nhân tình, ai ngờ chỉ sau vài tháng tôi phải ôm hận khi biết mình đã mất tất cả
- Gửi con trai và con dâu: Làm ơn đừng xem mẹ như là một người giúp việc của gia đình
- Giữa bàn nhậu chồng tuyên bố trả vợ về nơi sản xuất, nhưng vừa nhìn thứ trên tay tôi, anh sợ đến ngây người
Cùng chủ đề
Cụ bà 78 tuổi đột nhiên bán hết đất đai, tuyên bố lên thành phố ở với cháu nào ngờ 1 tháng sau
Cụ Nguyễn Thị Thìn, 78 tuổi, sống một mình ở căn nhà ba gian giữa làng Phú Trạch. Chồng mất từ lâu, ba người con đều lập gia đình và ra riêng. Cụ không sống cùng ai vì “quen ở một mình”. Cả xóm nể cụ vì sống hiền lành, sống tiết kiệm, lại có trong tay mảnh đất 300m² mặt đường vừa được quy hoạch thành đất ở đô thị – giá lên tới cả chục tỷ.
Cả nhà mừng rỡ khi con dâu đ: ẻ sinh đôi, nhưng bà nội lé: n lấy tóc 2 đứa trẻ đi xét nghiệm thì suýt ng:ất
Chồng tôi ôm vai mẹ, giọng nghèn nghẹn: “Lần sau có chuyện gì, mẹ hỏi thẳng tụi con. Đừng âm thầm mà tổn thương con cháu như vậy...
Vợ chồng con trai xây nhà mới nhưng bắt mẹ chồng phải ở ngôi nhà cũ sau vườn…
Ở một làng quê yên bình, bà Hiền, một người phụ nữ góa bụa, sống cùng con trai duy nhất, Nam, và con dâu, Lan. Bà Hiền tần tảo cả đời, nuôi Nam khôn lớn bằng nghề làm ruộng và buôn gánh chợ.
Khách VIP đòi quản lý cửa hàng đuổi việc bác bảo vệ vì không chạy lại che ô, 10 phút sau cô ta nhận ngay một bài học đắt giá
Một trưa nắng chói chang ở trung tâm thành phố, cửa hàng trang sức cao cấp Lộc Phúc nhộn nhịp khách ra vào. Bác Tâm, người bảo vệ 70 tuổi với 15 năm gắn bó, đứng trước cửa, niềm nở chào từng vị khách. Ít ai biết, bác là cựu chiến binh, từng xả thân trong cuộc chiến bảo vệ biên giới, nhưng bác luôn khiêm tốn, lặng lẽ làm tròn nhiệm vụ.
Cô lao công đi gội đầu bị vợ tỷ phú s:ỉ nh:ục, 30 phút sau, một người đàn ông bước tới…
Trong một con hẻm nhỏ của Sài Gòn, chị Lan, một cô lao công 45 tuổi, sống đời giản dị với công việc quét dọn đường phố. Dù vất vả, chị luôn giữ nụ cười và lòng tự trọng. Hôm ấy, nhân ngày sinh nhật, chị quyết định tự thưởng cho mình một lần gội đầu ở tiệm salon sang trọng nhất khu phố, nơi chỉ dành cho giới thượng lưu.
Mình tôi chăm sóc mẹ chồng từ lúc bà nằm liệ:t, đến lúc bà qua đời thì cả nhà phát hiện trong chiếc hòm chính là…
Tôi là Mai, một người phụ nữ bình thường, lấy Hùng cách đây mười năm. Mẹ chồng tôi, bà Thắm, từ lâu đã nổi tiếng trong làng vì tính cách cứng rắn và những nguyên tắc không ai dám cãi.