Trên con đường cao tốc của cuộc đời, chúng ta thường nhận ra hạnh phúc từ gương chiếu hậu. Đôi khi chúng ta không biết bước đầu tiên này sẽ đi đến đâu? Chúng ta hãy thử hướng tầm nhìn của mình về một nghìn năm trước, có lẽ, các tác phẩm kinh điển đã đưa ra câu trả lời, và chúng đang chờ chúng ta tìm ra và thực hành.
Lão Tử nói: “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”, bất cứ việc gì cũng có lúc mới bắt đầu, và việc rèn luyện cách suy nghĩ trong cuộc sống cũng vậy.
1. Nền tảng
Sách “Đại học” cho rằng: “Biết được kiến thức thì biết dừng lại, dừng mới có thể định, định mới có thể tĩnh, tĩnh mới có thể an, an rồi mới có thể suy nghĩ, suy nghĩ rồi mới đắc được”. Bản chất của sáu từ “dừng, định, tĩnh, an, suy nghĩ và đắc được” thậm chí còn được gọi là thần chú sáu ký tự. Nếu được biết và thấu hiểu tốt chắc chắn sẽ dẫn đến thành công.
Đức Khổng Tử tin tưởng rằng, mặc dù con người muốn giàu có hay nổi tiếng nhưng thiện tâm và những tiêu chuẩn đạo đức cao lại còn quan trọng hơn. Ở phương Tây cũng có nét tương đồng, mô hình tháp nhu cầu Maslow nổi tiếng cho biết nhu cầu thứ 4 của con người là nhu cầu được tôn trọng, còn nhu cầu cao nhất là tự thể hiện (bao gồm: đạo đức, sáng tạo, công nhận…).
2. Mục tiêu
Mạnh Tử nói: “Đạo chi sở tại,tuy thiên vạn nhân ngô vãng hĩ” (Đạo là nơi hàng vạn người đi).
Mục tiêu là gì? Mục tiêu là hướng đi, sự nghiệp của bạn sẽ làm gì? Cuộc sống của bạn đang đi về đâu? Nếu không làm tốt bước này, lòng người sẽ rối ren, đường đi mờ mịt, chẳng những cảm thấy trống rỗng mà mọi thứ đều hỗn loạn.
Vì vậy trước hết chúng ta phải đặt ra mục tiêu, và điều này đòi hỏi phải có kiến thức toàn diện, chuyên sâu và chính xác về bản thân, mình thích gì và phù hợp với mình là gì? Chỉ có suy nghĩ rõ ràng, mục tiêu sẽ rõ ràng. Trước khi đi một bước, hãy suy nghĩ nhiều hơn về nó không phải là một điều xấu.
3. Thái độ
Tô Thức nói: “Điều quan trọng không chỉ là nhân tài vượt qua thiên hạ, mà còn có ý chí kiên trì.” Lục Côn thời nhà Minh cũng nói: “Nghèo không xấu hổ là nghèo mà xấu hổ là nghèo không muốn thay đổi tư duy”.
Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ tự nhiên có tham vọng của riêng mình, nhưng điều này là chưa đủ, và tham vọng của bạn cần phải kiên định. Việc thiết lập các mục tiêu đòi hỏi nhiều suy nghĩ hơn, và sự kiên định của khát vọng cần phải được nội tâm hóa thành cảm xúc của chính mình. Bằng cách có thể thỉnh thoảng nhắc nhở bản thân, tự nhủ mình phải làm gì và liên tục cung cấp cho mình động lực cảm xúc để tiến về phía trước. Và lý tưởng chân chính phải là tình cảm.
4. An tâm
Vương An Thạch nói: “Khán tự tầm thường tối kỳ quật, thành như dung dịch khước gian tân” ý chỉ nhìn thấy có vẻ tầm thường nhưng thực thực tế lại không như vậy.
Chỉ có mục tiêu và tham vọng thôi là chưa đủ, có quá nhiều người có tầm nhìn cao mà khả năng tĩnh chưa cao.
Tâm có tĩnh thì mới có thể thấy rõ ràng mọi chuyện. Suy xét vấn đề, cần đặt tâm xuống mà ngẫm mới có thể tìm ra giải pháp tốt nhất. Vì vậy bước tiếp theo là phải sửa lại thái độ, và “không nóng vội”.
Tăng Quốc Phiên nói: “Thứ vụng về nhất thiên hạ có thể thắng được thứ khéo léo nhất thiên hạ”, “ngốc” đến đỉnh điểm chính là “thông minh”, “vụng về” đến cực điểm chính là “khéo léo”. Ngốc ở đây có nghĩa là không tự huyễn hoặc mình, làm từng chút một, tuyệt đối không thêm bớt bỏ sót, không yêu cầu tốc độ, không cần sự đẹp đẽ bề ngoài.
Trong thời đại hiện nay, vấn đề lớn nhất là con người nóng nảy, cáu giận không buông xuống được mà hao tổn tinh lực. Vì vậy, vấn đề cơ bản là phải đặt thái độ đúng đắn, và thái độ này là phải bình tĩnh và không cáu kỉnh. Chỉ khi bạn sửa lại thái độ của mình, bạn mới có thể nhìn thấy hy vọng.
5. Cân nhắc
Nếu không kiêu ngạo, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không tùy tiện hành động, bạn sẽ cảm thấy thanh thản. Làm chuyện gì cũng luôn muốn đi đường tắt, dùng thủ đoạn, đây cũng là một biểu hiện của sự thiếu chín chắn. Bởi vì trên đời này có những chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng gạt hái được kết quả như mong muốn, đôi khi cần phải bỏ một phần sức lực mới có thể nhận lại một phần thành quả. Những người luôn muốn đi con đường tắt, một là lười biếng, hai là tâm lý thích dùng thủ đoạn để đạt được lợi ích luôn thường trực, cuối cùng rất khó thành tựu được chuyện lớn.
Khi thái độ đúng đắn, trái tim sẽ thanh thản. Mục tiêu rõ ràng bởi vì bạn suy nghĩ rõ ràng, vì vậy bạn sẽ “lý trí”; sự kiên định của tham vọng là vì nó phù hợp với trái tim của bạn, vì vậy bạn có thể “yên tâm”; thái độ đúng đắn sẽ củng cố hai điểm này, và điều tiếp theo sẽ đến một cách tự nhiên. Giai đoạn “dĩ hòa vi quý”.
Làm việc gì thì phải xem xét người, việc, vật trong môi trường, phải xem xét việc phải làm và cách làm, phải cố gắng thấu đáo, nếu không mọi việc vẫn sẽ không được như ý.
6. Đắc được
Tại thời điểm này, ngay cả khi nền tảng bên trong đã được đặt ra để trở thành một con người và làm mọi việc, thì bước tiếp theo vẫn là hành động.
Binh pháp Tôn Tử nói về “lập kế hoạch rồi hành động”, việc suy nghĩ thấu đáo trước khi làm việc phản ánh khả năng “lập kế hoạch” của một người, nếu không thì chỉ có thể coi là dũng cảm và gan dạ. Năm bước đầu tiên là tu dưỡng bản thân, bước này liên quan đến trí tuệ, đều là điều kiện tiên quyết để thành công.
Với nền tảng trước, sẽ có “kinh nghiệm”. Sau đó, nếu bạn làm điều đó một cách đều đặn, bạn sẽ có “nhận được”. Trong bài thơ của Lí Thần đời Đường, “mùa xuân trồng cây kê, mùa thu thu hoạch hàng vạn hạt”, khi đã đặt nền móng thì việc thu hoạch chỉ là chuyện đương nhiên.
Đường đời tròn vành vạnh. Những thành quả này cũng sẽ trở thành kinh nghiệm của bạn, sẽ tiếp tục đặt nền tảng vững chắc cho bạn và tiến xa hơn để làm những người tốt hơn và những điều lớn lao hơn.
Sáu chữ này, từ nhỏ đến luôn đồng hành cùng nhau, có thể nói là sáu mắt xích cơ bản của cuộc đời, mỗi bước đi đều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu bạn nhớ, hiểu và thực hiện nó một cách kiên trì, chắc chắn bạn sẽ có thể làm tốt mọi việc và đi trên con đường đời tốt đẹp.