Tôi là gái thành phố, còn chồng tôi là người nông thôn.
Khi còn học đại học, chúng tôi học cùng khoa, nhưng chúng tôi không biết nhau, và chúng tôi cũng không có ấn tượng gì về nhau cả. Tôi nghĩ cả tôi và chồng đều là những người bình thường, không nổi tiếng đến mức để biết nhau.
Năm thứ hai đại học, trường tôi có tổ chức cuộc thi hùng biện. Chúng tôi đều là thí sinh tham gia, ban đầu thì không quen, nhưng sau đó chúng tôi đã quen nhau qua những lần trao đổi kiến thức. Cả tôi và chồng đều cho rằng chúng tôi gặp được nhau và yêu nhau đều là duyên số, vì vậy cả hai đều rất trân trọng tình cảm dành cho đối phương.
Khi mẹ tôi biết chúng tôi yêu nhau bà đã không đồng ý. Mẹ cho rằng điều kiện gia đình rất nghèo, lại ở quê nên sợ rằng nếu tôi lấy sẽ khổ lắm. Tất nhiên, tôi có học thức, nên suy nghĩ của tôi cũng khác. Tôi không cùng quan điểm với mẹ, nên tôi không bận tâm về những gì mẹ nói.
Tôi bướng bỉnh, thề rằng chỉ cưới một mình chồng, nếu không tôi sẽ không cưới ai khác. Mẹ tôi không còn cách nào khác nên chỉ đành chấp nhận cuộc hôn nhân này của chúng tôi.
Thực ra tôi cũng hiểu vì điều kiện gia đình chồng không giàu có, nên nếu lấy về tôi cũng sẽ vất vả hơn. Nhưng tôi yêu chồng chứ không yêu vật chất. Trong thời gian yêu nhau, tôi nhìn được ra chồng tôi có rất nhiều ưu điểm mà trai thành phố không có được. Chồng tôi rất chăm chỉ, tốt bụng và có ý chí cầu tiến.
Sau khi kết hôn, anh làm hết mọi công việc nhà. Nếu có đồ gì ngon cũng để dành cho tôi. Anh ấy xem tôi là người quan trọng đầu tiên. Tôi thì luôn được cưng chiều, tôi cảm thấy rất mãn nguyện và hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là chồng tôi rất biết tính toán, tôi có thể nhìn ra khả năng của anh ấy.
Kết hôn được hai năm, tôi sinh đôi được một cặp con trai. Sự gia đời của các con càng trở thành niềm vui và động lực cho tổ ấm nhỏ của chúng tôi.
Khi tôi sinh con, mẹ chồng đã hứa rằng sẽ đến nhà để chăm sóc cho các cháu nhưng chẳng may bà ngoại của chồng hơn 80 tuổi bị đột quỵ, nằm liệt trên giường và cần người chăm sóc.
Vì thế mẹ chồng không thể đến nhà chăm sóc cho tôi và các con mà phải chăm sóc cho bà ngoại chồng. Tôi chỉ đành phải nghỉ việc để chăm sóc con cái. Từ một người phụ nữ đi làm, ăn diện suốt ngày tôi trở thành một bà nội trợ chuyên nghiệp. Còn chồng tôi thì chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình.
Kể từ khi bà ngoại chồng ốm liệt giường, mẹ chồng tôi là người chăm sóc duy nhất, bà còn phải làm việc nhà và trồng trọt nên không bao giờ đến nhà tôi nữa.
Thời gian nháy mắt trôi qua, hai đứa con trai của tôi đã vào tiểu học. Hè năm nay, tôi quyết định đưa hai con về quê chơi với mẹ chồng một tuần.
Mẹ chồng khi biết chúng tôi về chơi, bà dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngày nào cũng làm đồ ăn ngon cho tôi và các con. Tôi nhìn thấy mẹ chồng không một phút giây nào rảnh rỗi.
Còn nhớ hôm về đến cổng làng, thấy mẹ chồng đang đứng đợi dưới gốc cây đa đầu làng, lòng tôi chợt xúc động. Hai đứa con thấy mẹ chồng thì vui mừng hét lên “Bà ơi, bà ơi”. Mẹ chồng tôi chạy tới bế các cháu vào lòng, cười rạng rỡ vô cùng vui vẻ.
Mẹ chồng tôi chuẩn bị đồ ăn cho chúng tôi hàng ngày, trước mỗi bữa ăn, mẹ chồng sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng dọn lên bàn, rồi sau đó mới gọi chúng tôi đến ăn. Tất cả món ăn do mẹ chồng nấu rất ngon, cả tôi và các con đều rất thích.
Đến giờ ăn cơm mời mẹ chồng ăn chung nhưng bà luôn tìm lý do để từ chối. Hôm thì bà bảo không đói, hôm thì bảo phải chăm bà ngoại chồng, và mẹ chồng chưa bao giờ ngồi ăn cùng chúng tôi.
Hôm đó, vào buổi chiều, tôi đưa các con đi dạo bên bờ sông ngoài làng. Khi về trời đã tối, hai đứa mồ hôi nhễ nhại, tôi định vào bếp lấy nước cho các con tắm.
Khi đẩy cửa phòng bếp ra, bên trong rất tối, tôi không nhìn rõ ra thứ gì. Tôi bật đèn lên và kinh ngạc khi thấy mẹ chồng đang ngồi bên chiếc bàn nhỏ trong bếp với nửa tô bún đang ăn dở. Trên tay mẹ chồng chính là chén canh mà lúc trưa chúng tôi ăn còn thừa. Bà ăn một cách vui vẻ, lúc đó tôi đã choáng váng, mẹ chồng khi thấy tôi bà đã vội đứng dậy, mím môi bảo:
“Những món này vẫn còn nhiều, đổ đi thì mẹ tiếc lắm. Mẹ sẽ ăn hết những món này để đỡ lãng phí”.
Nhìn mẹ chồng hơi gù lưng, mà lòng tôi đầy áy náy, khóe mắt tôi chợt ươn ướt.
Mẹ chồng tôi đã ngoài 60 tuổi rồi, nhưng bà vẫn chăm chỉ, và tiết kiệm. Bản thân chưa bao giờ ăn ngon lấy một bữa, mà để dành hết cho tôi và các con. Bà chỉ ăn mỗi chiếc bánh hấp và ăn phần canh thừa còn lại.
Tôi ôm lấy mẹ chồng, nghẹn ngào nói với mẹ chồng:
“Mẹ ơi, mẹ vất vả cả đời rồi, sau này con sẽ chăm sóc mẹ tốt hơn, không phụ lòng mẹ. Con không biết mẹ phải khổ sở thế này”
Mẹ chồng lớn tiếng bảo tôi:
“Con nói vớ vẩn gì đấy, mẹ sống quen rồi. Các con về thì mẹ phải chuẩn bị đàng hoàng, sợ các con không được ăn đầy đủ thôi. Về già, báo hiếu mẹ cũng chưa muộn”
Nhìn mẹ chồng yêu thương chúng tôi, luôn suy nghĩ cho chúng tôi như vậy, tôi thực sự rất ân hận, vì không quan tâm bà nhiều hơn từ trước.
Chắc chắn tôi phải làm gì đó cho mẹ chồng phải không? Và tôi nên làm gì bây giờ?