Cô gái 28 tuổi bị axit dạ dày “ă.n m.òn lên đến cổ” vì thứ nước nhiều người uống mỗi ngày

Cô gái nhập viện trong tình trạng cảm thấy đau rát kéo dài từ vùng dạ dày lên đến cổ họng.

TQ, 28 tuổi, là một ca sĩ chuyên nghiệp tại TQ. Cô luôn tự hào về giọng hát ngọt ngào và tài năng âm nhạc của mình. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, cơ hội để cô biểu diễn ngày càng ít đi do tình trạng khó chịu ở cổ họng ngày càng nghiêm trọng. Cô thường xuyên cảm thấy vướng như có dị vật, bị trào ngược axit, ợ nóng, khiến giọng bị khàn, âm sắc trầm hơn và gặp khó khăn khi hát.

Cuối cùng, điều cô lo sợ đã trở thành hiện thực. Tại bệnh viện địa phương, cô được chẩn đoán viêm họng do trào ngược axit và được chuyển sang khoa tiêu hóa để điều trị bằng thuốc ức chế axit. Tuy nhiên, thuốc dần mất tác dụng, công việc bị gián đoạn và áp lực cuộc sống khiến cô ngày càng mệt mỏi. Sau khi cân nhắc kỹ, Tiểu Quy quyết định đến bệnh viện tuyến trên để điều trị triệt để.

Qua các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi dạ dày, siêu âm mạch cửa sổ dạ dày, đo axit thực quản và đo áp lực, cô được chẩn đoán mắc chứng trào ngược thanh quản – một biến chứng của trào ngược dạ dày-thực quản. Nguyên nhân chính là do thoát vị khe thực quản trượt, một tình trạng khó phát hiện nếu chỉ nội soi thông thường. Đặc biệt, hình ảnh siêu âm cho thấy axit đã lan tới tận vùng cổ họng của cô.

Khi trao đổi kỹ hơn, bác sĩ mới biết TQ có thói quen uống 3–4 ly trà sữa hoặc nước ngọt mỗi ngày, đôi khi còn thêm 1 ly vào đêm khuya khi trò chuyện với bạn bè. Những đồ uống chứa đường cao này không chỉ thỏa mãn cảm giác thèm ăn mà còn kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, vượt quá khả năng kiểm soát tự nhiên của cơ thể, dẫn đến tình trạng trào ngược và tổn thương đường tiêu hóa trên.

Bác sĩ cho biết, thói quen ăn uống không lành mạnh – đặc biệt là các loại thực phẩm và đồ uống làm giãn cơ thắt thực quản dưới – chính là yếu tố khiến tình trạng của Tiểu Quy thêm trầm trọng.

Sau ca phẫu thuật điều trị thành công, TQ đã hồi phục nhanh chóng và quyết tâm từ bỏ thói quen tiêu thụ nhiều đồ ngọt, đặc biệt là trà sữa. Cô đang xây dựng lối sống lành mạnh và nuôi hy vọng sớm trở lại sân khấu với phong độ tốt nhất.

Các bác sĩ cũng cảnh báo, trào ngược thanh quản kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bạch sản dây thanh hoặc thậm chí là ung thư thanh quản, vì vậy không nên chủ quan.

Thông thường, sau khi ăn no hoặc uống nhiều nước, nhiều người sẽ có cảm giác chua hoặc nóng rát ở vùng dạ dày, ngực và cổ – đây là những biểu hiện điển hình của chứng trào ngược dạ dày-thực quản. Trong khi niêm mạc dạ dày và tá tràng được thiết kế để chống lại axit, thì thực quản, họng và thanh quản lại không có hàng rào bảo vệ, nên rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày.

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, đồ uống chứa đường và axit – như trà sữa – sẽ kích thích dạ dày tiết axit mạnh, dẫn đến tổn thương niêm mạc và hàng loạt triệu chứng như ợ nóng, khàn giọng, viêm họng kéo dài.

Hiện nay, do thói quen ăn uống không lành mạnh, số lượng người trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày đang ngày một gia tăng.

Để phòng tránh trào ngược dạ dày, các chuyên gia khuyên nên:

  • Duy trì cân nặng hợp lý

  • Hạn chế đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ

  • Tránh hút thuốc và uống rượu

  • Giảm lượng đường và các đồ uống có thể gây giãn cơ thắt thực quản dưới

Trào ngược họng thanh quản là gì?

Trào ngược họng thanh quản (LPR) là tình trạng dịch tiêu hóa từ dạ dày, bao gồm axit và đôi khi cả enzym, trào ngược lên thực quản và tiếp tục di chuyển lên vùng hầu họng, thanh quản. Đây là một dạng trào ngược khác biệt so với trào ngược dạ dày thực quản (GERD), với triệu chứng và mức độ ảnh hưởng riêng biệt.

Trong khi trào ngược axit thông thường chủ yếu gây ra cảm giác ợ chua, nóng rát ngực và khó tiêu — tác động chủ yếu đến thực quản dưới — thì trào ngược họng thanh quản lại ảnh hưởng đến phần trên của hệ hô hấp, cụ thể là thanh quản, hầu và xoang, gây kích ứng giọng nói, cổ họng và hệ hô hấp trên.

Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản

Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản trên – van cơ ngăn cách giữa thực quản và cổ họng – bị giãn bất thường. Điều này tạo điều kiện cho dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản và tiếp tục đi lên vùng cổ họng.

Thông thường, dịch tiêu hóa từ dạ dày chỉ có thể trào ngược khi cả hai cơ vòng – cơ thắt thực quản dưới (ngăn giữa dạ dày và thực quản) và cơ thắt thực quản trên (ngăn giữa thực quản và cổ họng) – không hoạt động hiệu quả, khiến cho axit và enzym dễ dàng đi ngược chiều.

Triệu chứng của trào ngược họng thanh quản

Người mắc LPR có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Khàn giọng, giọng nói yếu hoặc trầm hơn bình thường

Cảm giác vướng, như có dị vật mắc trong cổ họng

Ho kéo dài, không rõ nguyên nhân

Cổ họng tiết nhiều dịch nhầy hoặc đờm

Gặp khó khăn khi nuốt

Đau họng mạn tính, không do viêm nhiễm thông thường

Viêm thanh quản hoặc mất giọng

Thở khò khè

Dịch nhầy chảy xuống họng từ mũi (chảy dịch sau mũi)

Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát nhiều lần

Các triệu chứng của hen suyễn xuất hiện hoặc nặng hơn

Biện pháp phòng tránh trào ngược họng thanh quản

Để giảm nguy cơ mắc trào ngược họng thanh quản, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no.

Hạn chế các món ăn cay, nhiều gia vị hoặc có tính axit cao.

Dùng bữa tối sớm, ít nhất 2–3 giờ trước khi đi ngủ.

Nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ để hạn chế trào ngược.

Tránh tạo áp lực lên bụng bằng cách không ợ hơi quá nhiều.

Mặc quần áo rộng rãi, đặc biệt quanh vùng eo.

Không hút thuốc.

Giảm thiểu việc sử dụng rượu và bia.

Có thể nhai kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt, trung hòa axit.

Nếu thừa cân, nên có kế hoạch giảm cân phù hợp.

Những thắc mắc thường gặp về trào ngược họng thanh quản

1. Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Có. Khi axit dạ dày liên tục dâng lên và tích tụ tại vùng cổ họng, thanh quản sẽ bị kích ứng và tổn thương. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản.

2. Người bị trào ngược họng thanh quản nên ăn gì?

Người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ và trái cây (trừ các loại có tính axit cao). Bên cạnh đó, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh áp lực lên dạ dày, và nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng để hạn chế trào ngược xảy ra vào ban đêm.

3. Trào ngược họng thanh quản cần kiêng gì?

Để kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh nên tránh:

Ăn quá no hoặc ăn sát giờ đi ngủ.

Thực phẩm kích thích như sô-cô-la, bạc hà, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, trái cây họ cam quýt, các món cay, cà chua, rượu vang đỏ, nước có ga và thức uống chứa caffeine.

Mặc quần áo quá bó ở vùng bụng, gây áp lực lên dạ dày.

4. Trào ngược họng thanh quản khác gì với trào ngược dạ dày thực quản?

Hai tình trạng này đều liên quan đến hiện tượng axit dạ dày trào ngược, tuy nhiên khác biệt ở vị trí ảnh hưởng:

Trào ngược họng thanh quản: Axit trào lên cao hơn, vượt qua thực quản, lan đến vùng họng và thanh quản.

Trào ngược dạ dày thực quản: Axit chỉ trào ngược lên đến thực quản.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ợ hơi, ợ nóng kéo dài.

Ho mãn tính, hay hắng giọng.

Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói.

Có nhiều đờm, chất nhầy ở cổ họng.

Cảm giác đau, nóng rát vùng họng.

Nuốt khó, chán ăn, cảm giác vướng nghẹn ở cổ.

Chảy dịch sau mũi.

Khó thở, đặc biệt về đêm.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/co-gai-28-tuoi-bi-axit-da-day-an-mon-len-den-co-vi-thu-nuoc-nhieu-nguoi-uong-moi-ngay-d276646.html