Trên một diễn đàn dành cho các cha mẹ của trang Sina (Trung Quốc), một giảng viên đại học phàn nàn về con mình. Hai vợ chồng anh ấy đều là tiến sĩ, nhưng điểm số của con trai đứng bét lớp. Anh không thể hiểu tại sao con lại như vậy? Nghe xong câu chuyện của nhà anh ấy, tôi bảo do vợ anh ấy quá đảm đang.
Anh ấy tưởng đùa, nghĩ đang ám chỉ vợ mình bận rộn với sự nghiệp, nhưng thật ra ngày nào vợ anh cũng cùng con làm bài và lần nào cũng chưa được 5 phút là đập bàn, đập ghế, mắng con “sao con ngu thế”. Vấn đề nằm ở đây. Một người mẹ tỏ ra thông minh thì làm sao có thể chấp nhận sự kém cỏi của con mình.
Có một thực tế, tiểu sử của những người nổi tiếng, thành công luôn đi liền với người mẹ “hiền lành, chu đáo, âm thầm vì con cái”. Ngược lại, các bà mẹ có 3 đặc điểm sau khó tạo ra những đứa con ưu tú.
1. Người mẹ thích can thiệp vào mọi thứ
Phần lớn việc chăm sóc con cái do người mẹ đảm trách. Tuy nhiên, đó cũng là lý do khiến một số người mẹ kiểm soát con cái quá mức, thích can thiệp vào mọi thứ liên quan tới con mình.
Tất cả những gì con cái làm đều có sự giám sát, can thiệp, quyết định của người mẹ. Điều này dẫn tới hệ lụy là trẻ không có khả năng suy nghĩ, không biết phán đoán hay tự đưa ra quyết định. Có những đứa trẻ đã trở nên ỷ lại, không suy nghĩ gì cả, chờ mẹ “cầm tay chỉ việc” trong mọi thứ.
Một số bà mẹ không cho con tự ăn vì sợ con đau bụng, không cho con buộc dây giày vì thấy xấu, không cho con qua đường bản thân vì sợ gặp nguy hiểm. Nếu mẹ kiểm soát quá nhiều, con cái sẽ mất đi tính độc lập. Nếu mẹ quá nghiêm khắc, con cái sẽ dễ nổi loạn và chống đối cha mẹ.
Ngoài ra, một số bà mẹ tuy là ở nhà nội trợ nhưng buộc chồng con phải nghe lời mình răm rắp. Họ cho rằng, mình là người có quyền lực nhất trong gia đình, là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi việc, cuộc sống gia đình quá ngột ngạt dễ nảy sinh mâu thuẫn không tốt cho con cái.
2. Người mẹ có cảm xúc không ổn định
Những năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng để cha mẹ và con cái thiết lập gắn bó – gắn bó này liên quan đến cảm giác an toàn trong tương lai đứa trẻ.
Nếu người mẹ thường xuyên đánh mắng, dọa nạt, phàn nàn về trẻ thì cảm giác an toàn bên trong con sẽ bị phá hủy. Trẻ sẽ hình thành thói quen quan sát mặt người khác để hành xứ, dần dần hình thành tính cách nhút nhát, tự ti.
Ngoài ra trẻ sẽ bắt chước các cảm xúc và hành vi của mẹ. Nếu cảm xúc người mẹ dễ lo lắng, bồn chồn, hoặc mất kiểm soát thì cảm xúc của trẻ sẽ không được ổn định cho lắm. Người đời nói cảm xúc của mẹ quyết định “nhiệt độ” của gia đình.
Hầu hết những đứa trẻ đều thích xem Peppa Pig (series phim hoạt hình dành cho lứa tuổi tiền tiểu học ở Anh), không chỉ bởi sự dễ thương của Peppa và George, mà còn bởi sự ấm áp, lạc quan của mẹ heo và sự hòa thuận, hạnh phúc của gia đình Peppa. Dù Peppa và em nghịch thế nào, heo mẹ luôn như một ngọn gió xuân, không giận dữ mà thường xuyên gắn kết lũ trẻ với nhau. Người mẹ có cảm xúc tốt là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc.
Nếu trẻ mắc lỗi, mẹ không nên ngay lập tức phê bình mà nên kiên nhẫn hỏi trẻ nguyên nhân mắc lỗi, giúp trẻ tự tìm ra khuyết điểm của mình, để rèn luyện cho trẻ thói quen tốt là sửa lỗi. Những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này sẽ tốt hơn trong tương lai.
Một số bà mẹ gắt gỏng hơn, sau khi trẻ mắc lỗi, họ chỉ trích trẻ một cách bừa bãi. Đứa trẻ không những không nhận ra lỗi lầm của mình mà còn sợ mẹ hơn. Lần sau khi mắc sai lầm, điều đầu tiên nó nghĩ đến là làm thế nào để trốn tránh trách nhiệm, những đứa trẻ như vậy sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm khi lớn lên.
3. Người mẹ luôn tiêu cực, bi quan trước mọi vấn đề trong cuộc sống
Người mẹ “độc hại” là những người dạy con theo khuôn mẫu hành vi tiêu cực, kiểm soát con bằng lời nói, bạo hành… Người mẹ với cách sống, suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, hình thành tính cách, con người sau này của con trẻ.
Song, không phải ai cũng biết mình đang trong trạng thái đáng báo động, bởi ranh giới giữa làm điều tốt cho con và những hành vi độc hại rất nhỏ.
Để thoát khỏi tình trạng tiêu cực với con cái, người mẹ cần có cái nhìn thẳng thắn hơn về cách cư xử của bản thân. Các hành vi độc hại sẽ khiến con ngày càng xa cách với cha mẹ, trẻ phát triển thiên lệch. Chúng ta cần liệt kê hành động khiến con khó chịu hoặc né tránh. Nếu những điều này liên quan quyền riêng tư của trẻ, mẹ nên có cái nhìn cởi mở hơn và tôn trọng con.
4. Người mẹ luộm thuộm, nhếch nhác
Có một cô gái là sinh viên đại học, tuy là con gái nhưng lại nhếch nhác hơn cả bọn con trai. Cô ghét việc giặt giũ, nấu nướng, tóc tai hiếm khi gội, áo quần dồn đống không chịu giặt bốc mùi hôi.
Không thể chịu được tình cảnh này, người bạn cùng phòng ký túc xá đã phàn nàn với ban quản lý, yêu cầu cô ấy phải chuyển đi nơi khác. Sau này, mọi người mới biết được, cô ấy như vậy là do có một người mẹ luộm nhuộm. Có thể nói rằng, cô ấy chính là bản sao của mẹ mình.
Người mẹ cẩu thả ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Nếu con cái không được mẹ chú trọng dạy dỗ việc sống gọn gàng, sạch sẽ từ khi còn nhỏ, khi lớn lên chúng sẽ sống trong một môi trường bẩn thỉu, bừa bộn.
Vì vậy cuộc sống và công việc có thể bận rộn nhưng chúng ta vẫn nên làm những việc cơ bản nhất là sạch sẽ. Nếu người mẹ thích sạch sẽ, con cái cũng có thể hình thành thói quen sinh hoạt tốt. Nếu trẻ ăn mặc gọn gàng, chúng sẽ tự tin hơn khi bước đi trước mặt người khác.
5. Người mẹ lười
Tôi thường gặp nhiều bà mẹ vô cùng lo lắng và mong muốn thay đổi con , mong con thích đọc sách, muốn con thích tiếng Anh, con phải thành thạo các loại đàn, cờ vua, thư pháp … Nhưng thực tế, bị mẹ ép buộc thì càng ngày mẹ con càng xa cách, đứa trẻ không nghe lời, thậm chí còn nổi loạn.
Để nâng cao trình độ học vấn gia đình không nhất thiết mẹ phải thay đổi con mà phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Nếu cha mẹ không làm gương thì sao đứa trẻ bắt chước được. Một bà mẹ tối ngày lướt điện thoại, khiến những đứa trẻ nghĩ chiếc di động chứa đầy những thứ hay ho, hấp dẫn.
6. Người mẹ phó mặc việc nuôi con cho người khác
Ngày nay, vì công việc bận rộn, nhiều gia đình chọn cách gửi con cho ông bà nuôi, 1 năm chỉ về thăm con có vài ngày. Điều này khiến họ không làm tròn được trách nhiệm làm mẹ của mình.
Mặc dù cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải tốn nhiều thời gian và sức lực, thế nhưng liệu việc sinh con ra nhưng không nuôi con, phó thác hết mọi thứ cho ông bà có phải là điều đúng đắn?
Những người mẹ cần hiểu rằng, nếu con cái không có sự đồng hành của mẹ bên cạnh, chúng sẽ thiếu đi tình mẫu tử, thiếu sự an toàn. Trẻ dần có xu hướng sống nội tâm, lòng tự trọng thấp, dễ bị người khác bắt nạt.
Đối với ông bà ở nhà, họ đã già nên việc chăm sóc trẻ con rất vất vả. Khi chúng ta để con cái cho ông bà, đó là một thử thách lớn đối với sức khỏe của họ. Ông bà có xu hướng chiều chuộng cháu chắt, hoặc không kiềm chế được sự nổi loạn của các cháu, điều này cũng rất có hại cho sự phát triển của trẻ.