Rau họ cải
Các loại rau họ cải chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Các loại rau họ cải như củ cải, bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… đều là những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tim mạch, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, mặc dù rau họ cải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng cũng cần được tiêu thụ một cách hợp lý. Đặc biệt, những người có vấn đề về tuyến giáp cần chú ý hơn khi sử dụng các loại rau này.
Nguyên nhân là do các loại rau họ cải chứa một hợp chất gọi là glucosinolate. Khi vào cơ thể, glucosinolate sẽ chuyển hóa thành thiocyanate. Ở mức độ thấp, thiocyanate không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều rau họ cải, đặc biệt là khi ăn sống, hàm lượng thiocyanate trong cơ thể sẽ tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ i-ốt. Việc thiếu hụt i-ốt sẽ làm giảm hiệu quả chức năng của tuyến giáp, dẫn đến các vấn đề như bướu cổ hay suy giáp. Do đó, cần cân nhắc lượng rau họ cải tiêu thụ, đặc biệt là đối với những người có cơ địa dễ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Cải bó xôi, hay còn gọi là rau bina hoặc rau chân vịt, là một ví dụ điển hình về rau họ cải có thể gây tác động tiêu cực nếu ăn không đúng cách. Rau cải bó xôi rất giàu vitamin A, C, K, folate, sắt và canxi, và đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, cải bó xôi cũng chứa một lượng lớn goitrogen, một hợp chất có thể ức chế khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Khi ăn quá nhiều cải bó xôi, đặc biệt là ăn sống hoặc trong chế độ ăn thiếu i-ốt, goitrogen có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ, suy giáp. Việc nấu chín cải bó xôi có thể giúp giảm đi tác dụng tiêu cực của goitrogen, giúp bảo vệ tuyến giáp hiệu quả hơn.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tempeh… là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein thực vật, vitamin và khoáng chất, giúp duy trì sức khỏe tuyến giáp và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đậu nành, đặc biệt là trong chế độ ăn thiếu i-ốt, có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp, như bướu cổ hay suy giáp. Điều này là do đậu nành chứa nhiều isoflavone và goitrogen. Những hợp chất này có thể can thiệp vào khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, làm giảm hiệu quả chức năng của tuyến giáp nếu tiêu thụ quá mức trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn, tác động tiêu cực của đậu nành đối với tuyến giáp sẽ giảm đi rất nhiều.
Đậu nành, khoai lang sống, sắn là những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu i-ốt của cơ thể, tác động không tốt đến tuyến giáp nếu sử dụng không đúng cách.
Sắn và khoai lang sống
Sắn và khoai lang là những thực phẩm phổ biến trong nhiều bữa ăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, sắn và khoai lang sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Trong sắn và khoai lang chứa một hợp chất goitrogen, có khả năng ức chế việc hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Đặc biệt, sắn và khoai lang sống hoặc chưa chế biến kỹ còn chứa một hợp chất gọi là cyanogenic glycosides. Khi đi vào hệ tiêu hóa, hợp chất này sẽ giải phóng cyanide, một chất có thể gây ức chế khả năng hấp thụ i-ốt và làm giảm chức năng của tuyến giáp. Cyanide cần được giải độc qua gan, và nếu tiêu thụ với lượng lớn, nó có thể dẫn đến suy giáp. Do đó, cần tránh ăn sắn và khoai lang sống, hoặc nấu chín kỹ để giảm thiểu nguy cơ này.
Tóm lại, các loại rau họ cải, đậu nành, sắn và khoai lang là những thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chúng một cách hợp lý và điều độ là rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có bệnh về tuyến giáp. Nên chú ý đến cách chế biến và đảm bảo đủ lượng i-ốt trong chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp.
Nếu bị U tuyến giáp kiêng ăn gì?
U tuyến giáp kiêng ăn gì hay hạn chế ăn gì để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh?
Nguyên tắc dinh dưỡng sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, u lành hay ác tính, giai đoạn điều trị… Điều quan trọng là cần tập trung vào cân bằng nhóm chất, đa dạng loại thực phẩm và lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn để tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Một số thực phẩm người bệnh u tuyến giáp có thể nên hạn chế dùng nhiều bao gồm:
Như đã nói ở trên, bạn cần tránh ăn các loại rau họ cải, các sản phẩm từ đậu nành. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn:
Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều phụ gia
Thực phẩm chế biến sẵn/ đóng hộp có giá trị dinh dưỡng kém nhưng chứa hàm lượng chất bảo quản cao, chứa chất béo xấu. Người dùng cũng không kiểm soát được quy trình và gia vị chế biến. Tất cả những điều này sẽ làm giảm khả năng sản xuất thyroxine của tuyến giáp, cản trở quá trình điều trị. Do đó, người bệnh u tuyến giáp cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để củng cố sức khỏe, tăng hiệu quả đáp ứng các phương pháp điều trị.
Thực phẩm nhiều caffein
Không nên uống caffeine trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc vì caffeine ngăn cản cơ thể hấp thụ thuốc điều trị u tuyến giáp. Dù cà phê hay thực phẩm có chứa caffeine không thuộc nhóm thực phẩm bị u tuyến giáp kiêng ăn gì nhưng có thể khiến tim đập nhanh, gây khó thở và những triệu chứng khác. Điều này gây tác động xấu cho thể trạng chung của người bệnh. Vì vậy, không nên dùng quá nhiều cà phê hoặc các thực phẩm có chứa caffeine.
Rượu bia không tốt cho người bệnh u tuyến giáp
Rượu không chỉ gây ức chế quá trình sản xuất hormone tuyến giáp mà còn làm tổn thương các tế bào tuyến giáp. Rượu bia cũng được phân vào những thực phẩm không lành mạnh, làm tổn hại đến các cơ quan, tích tụ độc tố và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng không chỉ với người đang mắc bệnh về tuyến giáp mà còn với người khỏe mạnh.
Thực phẩm chứa nhiều I ốt
U tuyến giáp kiêng ăn gì? Thừa hay thiếu i ốt đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp.
Nếu người bệnh u tuyến giáp được chỉ định điều trị bằng phương pháp iod phóng xạ thì không nên ăn thực phẩm giàu i ốt trước đó để tránh làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời, sau khi điều trị, người bệnh cũng cần phải ăn có kiểm soát các thực phẩm chứa nhiều i ốt (như hải sản, rong biển…).
Mới mổ u tuyến giáp cần tránh thức ăn cứng
Người bệnh u tuyến giáp sau khi phẫu thuật cần tránh ăn những thức ăn dạng đặc, cứng. Lúc này, hệ tiêu hóa vẫn còn chưa hồi phục hoàn toàn, khó có thể tiêu hóa tốt những thực phẩm như hạt, đậu sống, các loại thực phẩm khô (khô bò, mực…), thịt nướng… Nhóm thực phẩm này khiến người bệnh khó nuốt, đầy hơi chướng bụng, thậm chí có thể gây tổn thương vết mổ.
Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều gluten
Gluten trong thực phẩm gây kích thích niêm mạc đường ruột, đặc biệt là ruột non. Tiêu thụ thực phẩm có nhiều gluten cũng làm cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc hỗ trợ thay thế hormone tuyến giáp. Những thực phẩm có chứa gluten rất đa dạng, bao gồm: lúa mạch, yến mạch, lúa mì… Gluten cũng được tìm thấy nhiều ở trong thực phẩm đóng hộp (chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản) như thịt hộp, khoai tây chiên, xúc xích và bia.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh u tuyến giáp cần ăn một lượng vừa phải các ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, lúa mạch để bổ sung dưỡng chất nhưng vẫn kiểm soát được lượng gluten an toàn cho cơ thể.
Người bệnh u tuyến giáp cần tránh gluten, vì nó có thể gây ra phản ứng viêm.
Tránh ăn các món cay và chua
Các gia vị cay nồng như tiêu, ớt, hay các loại bột nêm cũng là thực phẩm khó tiêu. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, quá trình phân hủy và hấp thu dưỡng chất, mà còn gây đau rát cổ họng. Người bệnh u tuyến giáp vừa mổ xong không ăn các thức ăn chứa nhiều gia vị để giữ ổn định cho cổ họng và vết mổ.
U tuyến giáp nên ăn gì?
Bên cạnh vấn đề u tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh cần tư vấn bác sĩ để biết những thực phẩm nên ăn. Chúng có thể bao gồm:
Các loại rau lá xanh
Những loại rau lá xanh như rau diếp cá, rau mồng tơi, rau muống… là những thực phẩm tốt trong giai đoạn điều trị u tuyến giáp. Chất xơ đóng vai trò cần thiết trong việc tăng cường sức khỏe chung. Bên trong các loại rau lá xanh còn có nhiều dưỡng chất có lợi như magie hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Bên cạnh đó, rau mồng tơi cũng chứa một lượng vitamin C lớn, hỗ trợ cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Các sản phẩm từ sữa
U tuyến giáp nên ăn gì? Người bệnh u tuyến giáp thường sẽ gặp những vấn như hạ canxi, đau họng và những triệu chứng của suy nhược cơ thể. Từ đó, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán ăn kéo dài, khiến cơ thể khó hồi phục trong thời gian sớm.
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng lượng canxi nạp vào, đồng thời, bổ trợ chất đạm, tinh bột vừa đủ để giúp người bệnh có thêm năng lượng hoạt động, giảm thiểu tình trạng chán ăn. Nên chọn những loại sữa nguyên chất, sữa ít béo và sữa chua cho các bữa xế hoặc bữa sáng. Khi chọn mua sữa, nên chọn loại có hàm lượng kẽm, selen cao để hỗ trợ hồi phục và cải thiện chức năng tuyến giáp.
Các loại quả mọng
Các loại trái cây quả mọng luôn chứa một lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, giảm thiểu các tổn thương bên trong. Ngoài ra, trong quả mọng cũng có thêm các dưỡng chất cần thiết như vitamin B và E, có giá trị dinh dưỡng cao với người bệnh u tuyến giáp đang trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm được quả mọng là trái dâu và trái nho. Ngoài ra, nam việt quất và quả mâm xôi là những quả mọng điển hình giúp chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tốt. Nhưng tại thị trường Việt Nam, 2 loại quả này không phổ biến, thường bán trong siêu thị và cũng có chi phí cao hơn so với những loại quả trong nước.
Đậu và các loại hạt
Ngoại trừ đậu nành nằm trong mục người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh có thể bổ sung các loại đậu và hạt khác. Trong các loại hạt, đậu có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất béo tốt, chất xơ và đạm… hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục sau điều trị u giáp diễn ra nhanh hơn. Người bệnh nên ăn đậu và hạt trong bữa xế với một lượng dưới 100 gram để kiểm soát lượng chất béo nạp vào.
Các loại cá béo
Cá béo là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng lớn đạm và omega 3 và các dưỡng chất khác tốt cho sự tái tạo tế bào các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ đạm từ thịt trắng, bao gồm cá béo hơn là thịt đỏ nhằm ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân u tuyến giáp cần cẩn thận khi chọn lựa loại cá béo. Một số loại cá biển và hải sản có vỏ chứa một lượng thủy ngân nhất định – nguyên nhân của các bệnh lý tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, suy giáp hoặc viêm tuyến giáp tự miễn…
Trái cây có múi
Những loại trái cây có múi tốt cho sức khỏe tuyến giáp, người bệnh u tuyến giáp nên ăn để tăng hiệu quả điều trị như cam, chanh, quýt, bưởi. Ngoài ra, những loại trái cây khác cũng có công dụng hữu ích với tuyến giáp bao gồm dưa gang, dưa hấu, táo, lê…
Ớt chuông
Những công dụng của ớt chuông tương đồng với các loại quả có nhiều vitamin C. Người bệnh u tuyến giáp ăn nhiều ớt chuông sẽ giúp hạn chế rủi ro viêm nhiễm tuyến giáp. Bên cạnh đó, ớt chuông chứa carotenoid, một loại chất giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hoại tế bào cơ thể. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lan rộng tổn thương tuyến giáp, hay bệnh diễn tiến thành ung thư.
Cà chua
Cà chua nâng cao hiệu quả điều trị u tuyến giáp bằng cách cung cấp lycopene và carotenoid cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, cà chua cũng là loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp cân bằng dưỡng chất và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Cà rốt
U tuyến giáp kiêng ăn gì? Nên ăn gì thì tốt cho quá trình điều trị? Cà rốt chứa một lượng lớn bate – carotene cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào. Giúp cho người u tuyến giáp nâng cao sức khỏe tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng và điều chỉnh hormone tuyến giáp.
Măng tây
Măng tây không trực tiếp cải thiện sức khỏe tuyến giáp nhưng lại chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng bên ngoài của u tuyến giáp. Đồng thời, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng trong cơ thể.
Các chất dinh dưỡng trong măng tây tiêu biểu gồm: Vitamin C, selen, mangan, kẽm và Beta – carotene.