3 loại nước nên dùng để lau bàn thờ để năm mới thu hút nhiều tài lộc, may mắn

Những ngày cuối năm, các gia đình thường lau dọn bàn thờ và bày biện lễ vật để bày tỏ lòng thành kính và mời gia tiên tổ đường về đón Tết. Lau bàn thờ nên dùng nước gì để năm mới có nhiều tài lộc, may mắn?

Dùng nước rượu pha gừng để lau bàn thờ

 

Theo truyền thống, người xưa tin rằng việc dùng nước rượu pha gừng để lau bàn thờ sẽ giúp thu hút tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, trong phong thủy, loại nước này còn được cho là có khả năng xua đuổi tà ma, xui xẻo, đồng thời mang lại may mắn cho gia chủ.

Theo dân gian, gừng tỏi không chỉ là các loại gia vị thân quen trong bếp, nó còn là nguyên liệu tâm linh có khả năng tẩy uế, giúp đồ thờ trắng sạch như mới.

Bên cạnh đó, lau bàn thờ bằng nước máy hay nước giếng khó có thể làm sạch các vết bẩn, bụi mịn bám lâu ngày. Vì vậy, nước rượu pha gừng sẽ là lựa chọn hiệu quả giúp bạn tẩy sạch những vết bám cứng đầu.

Cách làm: Để pha nước rượu gừng, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít gừng tươi, rượu và nước ấm. Sau khi gừng được rửa sạch, bạn đập dập và cho vào hỗn hợp rượu và nước ấm.

Chuẩn bị nước rượu gừng

Việc đầu tiên, gia chủ cần chuẩn bị 1 chiếc khăn mới, 1-2 củ gừng, 1 chai rượu nhỏ. Rượu lau bàn thờ là rượu mới.

Bước tiếp theo, dùng dao giã nhỏ gừng. Lưu ý dụng cụ để làm rượu gừng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Sau đó, hòa gừng đã giã nhuyễn vào rượu, khuấy đều để các tinh chất trong gừng được tan ra và hòa vào trong rượu.

Ngoài ra, gia chủ nên chuẩn bị thêm một chiếc bàn phủ vải đỏ. Vật phẩm này có tác dụng đặt bài vị lên trên đó. Một số gia đình thờ bài vị của cả thần Phật và tổ tiên, gia chủ cần đặt chúng riêng biệt theo thứ tự bài vị thần Phật rồi đến bài vị tổ tiên.

Thứ tự lau đồ thờ bằng rượu gừng

Nhiều thông tin cho rằng khi bao sái ban thờ, việc đầu tiên cần làm là lau dọn bát hương. Tuy nhiên, trong trường hợp gia đình có bài vị, gia chủ cần lau bài vị trước rồi mới đến vệ sinh rút tỉa bát hương.

Khi tỉa nhang, gia chủ nhẹ nhàng rút lần lượt từng chân hương ra đặt lên tờ giấy sạch, không nên để rơi vãi tàn tro ra ngoài. Làm như vậy cho đến khi chân hương chỉ còn số lẻ từ 3, 5, 7 hoặc 9 chân.

Chân hương đã tỉa đem hóa rồi đổ tro ở những nơi sạch sẽ như sông hoặc gốc cây, tuyệt đối không đặt ở những nơi ô uế, bẩn thỉu.

Chân nhang sau khi tỉa xong, gia chủ dùng khăn tẩm rượu gừng lau lại bát hương một cách sạch sẽ. Sau đó đặt bát hương yên vị về chỗ cũ, cố định và không được di chuyển sang chỗ khác.

Sau bát hương, với những đồ thờ khác, gia chủ lau dọn theo nguyên tắc lau từ trên cao xuống thấp. Việc lau dọn tương tự như với bát hương. Với một số vật dụng nhỏ, có thể dùng máy thổi hơi để thổi hết bụi bặm trong ngóc ngách.

Lưu ý khi lau đồ thờ bằng rượu gừng, gia chủ cần cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng bởi đây là những vật phẩm tâm linh. Nếu không may làm vỡ, gia đình có thể gặp những điều không may.

Sau khi vệ sinh xong tất cả các vật phẩm, gia chủ đốt 7 tờ tiền vàng và hơ bốn phía bàn thờ mục đích lấy lửa khai quang làm sạch.

Tiếp đến, đặt gọn gàng từng đồ vật vào vị trí cũ. Sau đó gia chủ châm 3 nén nhang hàm ý thông báo cho đấng tiền nhân. Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị một lễ nhỏ để “đón” chư vị thần linh tổ tiên về an ngự.

 

Nước ngũ vị lau bàn thờ

Nước ngũ vị lau bàn thờ hay còn gọi là nước thơm hay nước bao sái. Vì có tính nóng từ các loại hương liệu tạo thành nên đây là loại nước được xem là tốt nhất trong việc lau dọn bàn thờ. Trong nước có chứa 5 loại hương liệu khác nhau như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. 

Trong ý nghĩa tâm linh dân gian, những loại thảo mộc này có năng lực vô hiệu những uế khí, khí tà ma, xui rủi trong mái ấm gia đình. Ngoài ra, mùi hương của ngũ vị còn có tính năng chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng nhỏ và mang lại một mùi hương thoang thoảng thoải mái và dễ chịu.

Chỉ cần đun sôi 1,5 lít nước lọc với các nguyên vật liệu trên từ 3 đến 5 phút rồi tắt nhà bếp. Sau đó, dùng tấm khăn sạch nhúng vào nước thảo dược để lau sạch bàn thờ và đồ cúng.

Trong phong thủy, nước ngũ vị hương là một nguyên liệu được ưa chuộng vào dịp Tết. Không chỉ là gia vị đặc trưng, nước ngũ vị hương còn được sử dụng để lau dọn bàn thờ và gia tiên vào cuối năm.

Mùi hương của ngũ vị hương không chỉ tạo ra không gian thờ cúng dễ chịu mà còn giúp chống ẩm mốc, đuổi côn trùng. Ngoài ra, nước ngũ vị còn có tác dụng trong việc xông nhà, giúp xua đuổi tà ma và thu hút tài lộc vào nhà.

Cách pha nước lau bàn thờ: Bạn chỉ cần đun sôi 1,5 lít nước lọc với 5 loại hương liệu ngũ vị. Đun sôi từ 3 đến 5 phút, sau đó tắt bếp. Nếu muốn hương thơm kéo dài, bạn có thể đun thêm một vài phút hoặc cho thêm nhiều nguyên liệu hơn. Khi nước hạ nhiệt, bạn dùng khăn sạch nhúng vào nước để lau bàn thờ và các đồ cúng.

Nước mùi già kết hợp với gừng

Ngày nay, dù bạn ở nông thôn hay thành phố cũng đều có thể mua được những bó mùi già đã trổ hoa, kết trái để làm nước lau bàn thờ ngày Tết. Những cây mùi già phần thân đã chuyển màu tía khi đun sôi có mùi thơm ngát, giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

Để chuẩn bị nước lau rửa bàn thờ từ mùi già, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • 1 bó mùi già, vài gừng rửa thật sạch.

  • Lá mùi già để ráo nước còn gừng đập dập vỏ.

  • Cuộn lá mùi già thành bó rồi cho vào nồi nước cùng gừng, đem đun đến khi sôi.

  • Nước sôi chừng 10 phút, bạn chắt bỏ bã rồi hòa cùng chút muối trắng là có thể dùng để lau bàn thờ Ông Địa hay bàn thờ ngày Tết rồi.

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA) đưa ra gợi ý quy trình dọn dẹp bàn thờ cho các gia đình. Cụ thể:

Khi lau dọn ban thờ, chú ý lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong ngóc ngách.

Tuy nhiên, cần tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương. Trong trường hợp có sự cố bất khả kháng buộc phải xê dịch thì sau đó phải di chuyển về đúng như vị trí ban đầu.

Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên lưu ý lựa chọn các vật dụng để bao sái. Theo đó quy trình bao sái ban thờ có phần khắt khe – suy cho cùng là giúp gia chủ thể hiện sự trang trọng, kính cẩn nhất.

Tất cả các vật dụng để bao sái ban thờ (chổi quét, khăn lau, khăn khô…) cần là đồ sạch, mua về để dùng riêng cho nghi thức này là tốt nhất. Không nên dùng chổi, khăn lau dọn chung.

Theo các chuyên gia phong thủy, việc lau dọn bàn thờ không nhất thiết chỉ là công việc của gia chủ mà các thành viên khác trong gia đình cũng có thể làm. Tuy nhiên, người lau dọn bàn thờ cần phải đảm bảo cơ thể sạch sẽ, mặc đồ chỉnh tề và làm việc với lòng thành kính.

Theo các chuyên gia phong thủy, các thành viên trong gia đình đều có thể lau dọn bàn thờ không nhất thiết cứ phải là gia chủ. Tuy nhiên, người lau dọn bàn thờ trước hết phải để cơ thể sạch sẽ, mặc đồ đàng hoàng, thành tâm.

Đặc biệt không được di chuyển chân nhang tùy tiện bởi nó sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia chủ. Nhất là khi lau dọn bàn thờ không được làm đổ vỡ hay nói tục chửi bậy, to tiếng là ảnh hưởng đến tổ tiên.

Nếu có nhiều bài vị cần lau dọn thì phải đổi chậu nước khác, không dùng chung nước để tránh bất kính với “bề trên”.

Cách lau dọn bàn thờ

Khi lau dọn bàn thờ, tuyệt đối không được di chuyển chân nhang một cách tùy tiện vì điều này có thể ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Bên cạnh đó, trong khi lau dọn, gia chủ cần tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng hoặc có những hành vi thiếu tôn trọng như nói tục, to tiếng, vì điều này có thể làm tổn hại đến sự kính trọng với tổ tiên. Nếu có nhiều bài vị cần lau dọn, bạn nên thay nước và không dùng chung nước để tránh sự bất kính với “bề trên”.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiêm!

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/3-loai-nuoc-nen-dung-de-lau-ban-tho-de-nam-moi-thu-hut-nhieu-tai-loc-may-man-d261007.html