3 loại dầu ăn có thể làm tăng nguy cơ UT, không ít nhà vẫn dùng

Mỗi loại dầu đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, tuy nhiên có 3 loại dầu được chỉ ra có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

3 loại dầu không tốt cho sức khoẻ

1. Dầu mở nắp quá nửa năm, dầu ăn bị ôi thiu

Theo Gia đình và xã hội, nhiều người khi mua dầu thường mua các can lớn, không chỉ có thể tiết kiệm chi phí mà còn dùng được trong thời gian dài. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình gây hại cho sức khoẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu ăn mở nắp hơn 3 tháng có thể xảy ra tình trạng ôi thiu do oxy hoá nghiêm trọng, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các phản ứng ngộ độc thực phẩm khác. Trong trường hợp nghiêm trọng. có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến gan và thận.

Các loại dầu ăn thực vật sau khi để lâu thường có mùi hạt phỉ – là dấu hiệu của ôi thiu. Bởi trong dầu ăn có chứa một thành phần là axit linoleic, sau quá trình oxy hoá có thể tạo thành aldehyd hoặc xeton. Nếu hấp thụ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu háo, đặc biệt là gan. Đồng thời, khi nấu dầu ăn ôi thiu có thể tạo ra khói chứa chất epoxy propionaldehyde dễ gây ngộ độc nếu hít phải lượng lớn.

Ngoài dầu ăn mở nắp quá lâu và bị ôi thiu, dầu ăn hết hạn sử dụng cũng có thể gây hại cho sức khoẻ bởi chúng sẽ sản sinh ra lipid peroxide. Chất này không chỉ có nguy cơ gây UT mà còn làm tổn hại mạch máu.

2. Dầu chiên qua nhiều lần

Không ít người có thói quen tiết kiệm bằng cách sử dụng lại những dầu đã chiên một lần. Trên thực tế, điều này có thể gây hại cho sức khoẻ. Việc đun nóng dầu nhiều lần ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra nhiều chất gây UT.

Ngoài các chất có hại như benzopyrene, acrylamide, amin dị vòng còn tạo ra một lượng lớn axit béo chuyển hóa, sử dụng lâu dài không chỉ gây bệnh mà còn làm tăng nguy cơ béo phì.

3. Dầu gia công chưa qua kiểm nghiệm

Các loại dầu gia công tự sản xuất của những hộ gia đình nhỏ lẻ có thể có giá thành tốt hơn, tuy nhiên sẽ có thể gặp một số lỗi chất lượng gây hại cho sức khoẻ. Có rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn trong quy trình chế biến của các xưởng nhỏ, trong đó có việc máy ép dầu không được khử trùng và làm sạch thường xuyên, toàn bộ môi trường sản xuất mất vệ sinh và điều kiện sản xuất không thể lọc các chất có hại trong nguyên liệu thô.

Thông thường, sau khi kiểm tra, hàm lượng aflatoxin đều vượt tiêu chuẩn. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các nguyên liệu thô để sản xuất chưa qua kiểm tra an toàn, dễ nhiễm nấm mốc hoặc do thao tác chiết dầu không đúng cách. Việc hấp thụ aflatoxin liều thấp trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh UT gan.

Cùng với đó, dầu ăn gia công thường có hàm lượng benzopyrene không đạt chuẩn do chất lượng nguyên liệu đầu vào hoặc ô nhiễm trong quá trình chế biến. Nếu sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh UT như UT dạ dày, ung thư thực quản…

Ngoài ra, do dầu ăn được niêm phong tại các xưởng nhỏ lẻ không đúng cách, trong quá trình vận chuyển tiếp xúc với không khí, ánh sáng, tác động của vi sinh vật… sẽ khiến giá trị peroxide vượt quá tiêu chuẩn. Nếu sử dụng trong thời gian có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau như UT dạ dày, UT gan, bệnh tim mạch…

Lưu ý khi sử dụng dầu ăn an toàn cho sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất để sử dụng dầu an toàn là dùng đa dạng các loại dầu khác nhau. Điều này sẽ giúp cân bằng các giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khoẻ.

Sau khi cho dầu vào nồi, chảo, nên chú ý đến nhiệt độ dầu. Chỉ nên duy trì nhiệt độ ở mức 150oC ~ 180oC là phù hợp, không nên đợi đến khi dầu bốc khói mới cho thực phẩm vào.

Tốt nhất nên bảo quản dầu trong chai thuỷ tinh để hạn chế quá trình oxy hoá dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Duy trì lượng dầu ăn mỗi ngày ở mức từ 25 – 30gram, không nên ăn quá nhiều.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/3-loai-dau-an-co-the-lam-tang-nguy-co-ut-khong-it-nha-van-dung-d188939.html