Ngứa da khó hiểu
Hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018 từ khảo sát trên 16.000 bệnh nhân trong 2 năm cho biết: Người bị ngứa toàn thân có khả năng bị UT cao hơn so với những bệnh nhân không nhận thấy ngứa.
Nếu bỗng nhiên thấy ngứa, da bứt rứt khó chịu dù không bị tổn thương gì bất thường có thể là triệu chứng ngầm cảnh báo UT. Cảm giác ngứa xuất hiện không theo quy luật nào ở nhiều nơi trên cơ thể hoặc ngứa toàn thân, gãi cũng không hết. Thời gian thường kéo dài trên 2 tuần và nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Tình trạng này có liên quan đến việc kích thích các dây thần kinh ngoại biên của da bằng histamin và các enzyme phân giải protein được sản xuất bởi các tế bào khối u. Điểm khác biệt với ngứa da thông thường nữa là ngứa da do UT rất khó thuyên giảm bằng cách gãi da hay dùng thuốc da liễu. Ngứa da thường đi kèm các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, có thể đau ở nhiều bộ phận khác nhau…
Một số loại UT phổ biến gây ngứa da gồm: UT liên quan đến máu (ví dụ như bệnh bạch cầu và UT hạch), UT tụy, UT ống mật, UT túi mật, UTgan và phổ biến nhất là UTda.
Màu da thay đổi
Đây cũng có thể là dấu hiệu khi trong cơ thể có các khối u á c t. ính. Đặc biệt là UT liên quan đến các cơ quan làm nhiệm vụ chuyển hóa như UT gan, UT thận, UT tuyến tụy, UT ống mật…
Vì kh. ối u khiến cho các cơ quan này bị suy giảm, mất đi chức năng. Chất độc bị tích tụ ở nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm cả làn da dẫn tới da dễ chuyển sang màu vàng hoặc đen.
Chẳng hạn UT gan hoặc mật, dẫn tới nồng độ bilirubin tăng cao trong máu và khối u chèn ép gây gián đoạn ống mật, khiến da ngày càng vàng. Vàng da của 2 bệnh này thường đi kèm với vàng mắt, nước tiểu sẫm màu hơn.
Nếu màu da chuyển màu xanh xao hoặc trắng bệch thì hãy cẩn trọng với Ut đường ruột, UT máu, một số khối u về thần kinh, UT phổi. Nếu chỉ một vài vùng da đột nhiên đổi màu, xuất hiện các mảng da màu đen hoặc đỏ nhưng không mẩn… thì có thể là do UT da.
Da nổi mụn, mẩn đỏ khác thường
Có một số loại tổn thương, u do UT da rất dễ bị hiểu lầm là mụn hay viêm loét thông thường nên cần hết sức cẩn trọng. Hãy đến bệnh viện ngay nếu phát hiện thấy nốt u tròn trên cơ thể với những đặc điểm sau:
– Hơi mềm, có hình dạng tròn như ngọc
– Trong mờ, hơi có độ bóng giống sáp
– Dễ nhầm lẫn với mụn nhưng ở giữa lõm và không có nhân
UT da cũng có thể được phát hiện nhờ những u nhỏ nhìn giống mụn nhọt, có 1 trong các màu: đỏ thẫm, xanh, tím, đỏ như thịt tươi và có thể bị lõm xuống ngay tại trung tâm.
Một loại UT khác cũng hiếm gặp là UT biểu mô tuyến bã nhờn thường đặc trưng bởi các mụn cứng có màu vàng. Nốt mụn ở dạng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như đầu, cổ, thân mình hoặc quanh bộ phận sinh dục.
Bên cạnh đó, nếu da thường xuyên bị mẩn đỏ ở các vị trí nhất định và lặp đi lặp lại thì cũng nên cẩn trọng với một số bệnh UT. Ví dụ như UT gan, do suy giảm chức năng gan dẫn tới những mạch ở bàn tay người bệnh có xu hướng giãn nở nhiều hơn và dẫn đến ửng đỏ lòng bàn tay. Điểm khác biệt của những nốt ban, ửng đỏ lòng bàn tay do bệnh gan là chúng sẽ biến mất khi bạn ấn mạnh xuống, da tay tái nhợt đi và chúng lại xuất hiện sau khi ngừng ấn.
UT gan còn có thể khiến da nổi nhiều mụn bất thường, nhất là da vùng mặt. Bởi chất độc bị tích tụ và gây mất cân bằng nội tiết, sau đó sinh ra nhiều mụn trứng cá.
Tổng hợp: https://phunutoday.vn/3-bieu-hien-bat-thuong-tren-da-canh-bao-nhieu-loai-k-ma-nhieu-nguoi-tho-o-d368221.html
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/3-bieu-hien-bat-thuong-tren-da-canh-bao-nhieu-loai-k-ma-nhieu-nguoi-tho-o-714763.html